Thường xuyên ăn nội tạng động vật, một tuần phải 3-4 bữa, điều này liệu có tốt?
Nội tạng động vật có chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol.
Nội tạng bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm chế biến, tiêu thụ, phổ biến là nội tạng bò, lợn, cừu, dê, gà, vịt. Nội tạng trong chế độ ăn cung cấp nhiều lợi ích, bao gồm bổ sung sắt, mang lại cảm giác no lâu hơn, duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể.
Tuy nhiên, trong nội tạng động vật có chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Khi cơ thể hấp thụ nhiều các chất này gây bệnh lý về thành mạch – xơ cứng thành mạch (đặc biệt mạch vành), cao huyết áp.
Do đó, các khuyến cáo cho thấy:
– Người lớn chỉ nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50-70 g mỗi lần.
– Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30-50g.
Ngoài ra, nếu bạn bị gout thì nên tiết chế bởi các loại thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin, ăn nhiều nguy cơ tăng axit uric, khiến bệnh nặng.
Khi ăn, nên lựa chọn các nội tạng còn tươi từ động vật không bị bệnh, sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, trần nước sôi trước khi nấu. Nấu chín kỹ, không nên ăn tái. Người cao tuổi, béo phì, bệnh tim mạch không nên ăn.
Bác sĩ Trần Đức Cảnh (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)