Tòa soạnHoạt động tòa soạn

Nơi thầy cô sẻ chia, gửi gắm tâm tư

Tạp Chí Giáo Dục

Là nhà giáo, tôi hay đc báo ca ngành giáo dc và chuyên mc giáo dc trên mt s báo. Trong s nhng bài báo y, tôi rt thích nhng bài viết trên Báo Giáo dc TP.HCM (nay là Tp chí Giáo dc TP.HCM), vì l, ni dung các bài viết mang tính thi s, chuyên sâu, phn bin sc so… hp vi s thích ca tôi.

Tác giả (bên phải) dự lễ trao giải báo chí ở Hà Nội

Từ chỗ thích đọc, tôi dần tập viết và gửi cho các báo. Nội dung những bài viết của tôi, thoạt tiên là những vấn đề về ngôn ngữ học và văn hóa học – lĩnh vực chuyên môn mà tôi đang thỉnh giảng ở các trường ĐH.

Cái thu ban đu…

Hồi ấy, thời sinh viên những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi rất mê viết lách, thích văn thơ, hay tập tành viết bài gửi cho các báo, nhưng…  không có mấy bài được đăng. Ra trường, với hành trang kiến thức sau 4 năm ĐH, tôi được phân công về dạy ở Trường TH Sư phạm Đắk Lắk, sau sáp nhập thành Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk. Rồi công việc và cuộc sống mưu sinh hằng ngày khiến tôi quên đi sở thích viết lách của mình.

Nhớ lại, bài báo đầu tiên của tôi năm 1993 – sau thời gian dài rời xa nghiệp viết, là bài phản ánh về hiện trạng giáo dục ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, khi tôi đi dạy bồi dưỡng hè cho giáo viên, trùng vào thời điểm đường dây 500KV số 1 khởi công, xuyên qua huyện miền núi heo hút đó. Khi ấy, huyện mới thành lập được vài năm, trung tâm huyện cách Quốc lộ 14 khoảng 30km, đường đá sỏi gập ghềnh leo qua bao đèo dốc; mùa hè Tây Nguyên cũng là mùa mưa, người đi xe máy vào huyện thì thời gian phải dắt bộ trên con đường đất đỏ lầy lội còn nhiều hơn thời gian chạy xe. Giảng viên đi dạy mà cả người lấm láp bùn đất không khác gì mấy anh công nhân điện lực đang hối hả lắp dựng đường dây 500KV cho kịp tiến độ lúc bấy giờ! Do khó khăn vậy, chắc các phóng viên ngại đi thâm nhập thực tế vùng sâu, nên bài báo tôi gửi đi, chỉ ít ngày sau được Báo Đắk Lắk đăng ngay, kèm nhuận bút, báo biếu đầy đủ. Từ đó, những lúc rảnh rỗi, tranh thủ được thời gian, tôi viết bài gửi nhiều báo, và số bài được đăng cũng tăng dần lên.

Bài báo đầu tiên được Tòa soạn Báo Giáo dục TP.HCM “đặt hàng”

Đến năm 2001, tôi chuyển công tác về Trường Dự bị ĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang, càng có thêm thực tế để viết bài về chuyên môn, giáo dục, cộng tác với nhiều báo ở địa phương và Trung ương. Quả thật, thâm niên trong nghề dạy học đã cung cấp cho tôi nhiều đề tài phong phú.

Ngót 40 năm cống hiến cho ngành giáo dục, mặc dù bận rộn với công tác chuyên môn, nhưng niềm đam mê viết báo trong tôi vẫn luôn cháy bỏng, thôi thúc; nhiều năm qua, tôi là cộng tác viên nhiệt tình của nhiều tờ báo, tạp chí như Tạp chí Giáo dục TP.HCM, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống…

Cơ duyên đến vi Tp chí Giáo dc TP.HCM

Tạp chí Giáo dục TP.HCM là một trong những ấn phẩm tôi thường đọc và gửi bài viết, vì nhận thấy tạp chí có nhiều chuyên mục hay, ý nghĩa và thực tế, nhất là mục Nhịp cầu sư phạm và Sự kiện giáo dục.

Với lợi thế là một giảng viên chính, giảng dạy nhiều năm ở các trường ĐH-CĐ và có quá trình cộng tác với Tạp chí Giáo dục TP.HCM, bản thân luôn ý thức được trách nhiệm của mình khi gửi bài về tòa soạn. Với tâm huyết góp thêm tiếng nói mang tính xây dựng cho ngành, góp phần nhỏ lan tỏa văn hóa học đường ra cộng đồng, tôi đã gửi gắm, chia sẻ những suy nghĩ, chủ kiến của mình trên mặt báo.

Một trong những bài báo tâm đắc được đăng trên Tạp chí Giáo dục TP.HCM

Tôi nhớ mãi kỷ niệm, sau thời gian gửi đăng bài trên tạp chí qua email tòa soạn chứ không hề liên lạc gì, bỗng nhiên một ngày nọ tôi nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ, hóa ra đó là cuộc gọi của tòa soạn đặt bài “Địa danh du lịch từ góc nhìn ngôn ngữ”. Kể từ bài viết đầu tiên được đăng trên Báo Giáo dục TP.HCM cho đến nay, tôi đã có thời gian cộng tác với báo ngót chục năm.

Khi những bài báo được đăng, tôi đối chiếu nội dung bản thảo với nội dung bài báo xuất bản từ tiêu đề, sapo, tít phụ cho đến bố cục, xem biên tập viên chỉnh sửa ra sao để học hỏi thêm kỹ năng, văn phong, rút kinh nghiệm cho các bài viết lần sau. Đồng thời, tôi cũng rất vui khi được biên tập viên động viên, góp ý, gợi ý để khai thác một số đề tài.

Tôi luôn trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách đọc các bài viết trên tạp chí, và tôi nhận ra, muốn viết bài phản biện, góp ý về các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách dành cho giáo viên thì cần phải nắm vững quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đồng thời phải hiểu luật; từ đó, tôi dành thời gian tham gia học lớp cử nhân luật để bổ túc kiến thức về pháp lý.

Nơi s chia kinh nghim chuyên môn và gi gm tâm tư

Các bài viết của tôi trên Báo Giáo dục TP.HCM trước đây và bây giờ là Tạp chí Giáo dục TP.HCM có nội dung về chuyên ngành ngữ âm học, từ vựng – ngữ nghĩa, địa danh học, tiếng dân tộc thiểu số, phương pháp giảng dạy môn ngữ văn, về gương tốt nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, về kỳ thi tốt nghiệp THPT, góp bàn về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành… với mong muốn góp phần sẻ chia kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu trong giáo viên và học sinh, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo… Những bài viết được đăng, đồng thời chế độ nhuận bút luôn được chi trả đều đặn, đã mang lại cho tôi niềm vui và sự hứng khởi sau những giờ lên lớp, soạn bài căng thẳng.

Tôi luôn cố gắng tìm tòi góc nhìn mới mẻ, khác biệt để lan tỏa những nét đẹp của gương nhà giáo và sẻ chia kinh nghiệm, tâm tư của mình; qua đó đã góp tiếng nói tích cực cho đồng nghiệp và ngành giáo dục, chẳng hạn góp ý lỗi dùng từ tiếng Việt, phản biện chế độ chính sách giáo viên, góp ý cho các dự thảo thông tư…

Những bài báo được tập hợp thành sách về ngôn từ tiếng Việt

Ngót bốn thập niên là “người lái đò trên dòng sông tri thức”, bản thân vừa cầm phấn đứng trên bục giảng truyền dạy những bài giảng tâm huyết cho sinh viên – học sinh, vừa miệt mài nghiên cứu, viết báo, các bài viết của tôi được đăng tải trên tạp chí nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, góp ý của nhiều đồng nghiệp ở các tỉnh/thành, có bài đạt giải trong các cuộc thi báo chí. Tôi cũng rất vui mừng khi mới đây, những bài viết đó đã được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội tập hợp, tuyển chọn và in thành sách.

Với tâm niệm rằng, Tạp chí Giáo dục TP.HCM là tạp chí đặc thù, cung cấp thông tin mang tính chất chuyên ngành giáo dục, cho nên bản thân luôn cố gắng sao cho các bài viết góp phần nhỏ nào đó đối với sự phát triển của ngành giáo dục TP.HCM nói riêng, ngành giáo dục nói chung.

Kỷ niệm 30 năm thành lập, là cột mốc khẳng định thương hiệu Tạp chí Giáo dục TP.HCM, để chúng ta có dịp nhìn lại và vững bước tiến lên. Mong rằng tạp chí luôn có những bài viết hay, mới mẻ, đội ngũ phóng viên, cộng tác viên luôn giữ được “tâm sáng, lòng trong, bút sắc” để đưa những tác phẩm báo chí có chất lượng đến với bạn đọc. Chúc tạp chí luôn giữ vững vị thế diễn đàn, kênh thông tin chính thống, quan trọng, cung cấp thông tin, phản biện các chính sách về giáo dục – đào tạo, văn hóa, xã hội với các ý kiến trung thực, chính xác, đa chiều.

Đ Thành Dương

Bình luận (0)