Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nơi tiếp nối những tri âm

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 10 năm qua, căn nhà m cúng ti đa ch 25, Lê Li (phưng Vĩnh Ninh, TP.Huế, Tha Thiên – Huế) tr thành không gian hòa điu, tri âm ca nhng tm lòng yêu ca Huế. Không gian yên tĩnh chn thính phòng là chiếc gch ni giúp gieo duyên, lan ta nhng nét đp, tinh hoa t nhiu làn điu mi, bài bn c đc sc.

Các nghệ nhân đang thắp sáng ngọn lửa đam mê cho lớp trẻ biểu diễn ở thính phòng ca Huế

Đim hn ca nhng tâm hn đng điu

Nhắc đến việc phát huy, gìn giữ nghệ thuật ca Huế không thể không nhắc đến nhà thơ Võ Quê. Từng công tác tại Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, năm 2008, nhà thơ Võ Quê nghỉ hưu. Từ đó đến nay, đã hơn 15 năm trôi qua, công việc chiếm thời gian đồng thời mang đến cho ông nhiều niềm vui nhất chính là giới thiệu, lan tỏa tình yêu ca Huế.

Khi nhận ra ca Huế trên sông Hương dần nhạt nhòa do bị thương mại hóa, nhà thơ Võ Quê và những người yêu ca Huế lại lần nữa đưa ca Huế lên bờ bằng cách khởi xướng, thành lập thính phòng ca Huế, trực thuộc Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TP.Huế vào tháng 8-2013.

Bây giờ, ở tuổi 76, nhà thơ Võ Quê không chỉ tham gia chỉnh sửa, soạn lời cho các bài ca, điệu lý, thiết kế, dàn dựng các tiết mục, chương trình, mà  ông còn làm “ông MC” dẫn chương trình rất linh hoạt, duyên dáng. Ông chia sẻ: “Ca Huế đã tìm lại chính mình giữa một trung tâm được thế giới công nhận là di sản văn hóa. Với riêng tôi, ca Huế là công việc, là tâm huyết bất chấp tuổi tác. Và so với không gian bồng bềnh, mênh mông sóng nước sông Hương thì thính phòng ca Huế là không gian có thể chuyển tải trọn vẹn những điều đẹp đẽ nhất của ca Huế đến người mộ điệu”.

Ngoài Võ Quê, thính phòng ca Huế là nơi giao lưu, hội ngộ của hàng chục bậc anh tài thuộc CLB Ca Huế. Vào tối thứ ba hàng tuần, sau khi trang diện áo dài là lượt, các nghệ sĩ, nghệ nhân như Minh Mẫn, Thanh Hương, Thanh Tâm, Diệu Liên, Kim Vàng, Quỳnh Hoa, Lệ Hoa, Đỗ Hùng, Hồng Lê, Quỳnh Nga, Đình Hưng… sẽ vào vị trí để xướng lên các làn điệu, bài bản lớn như: Cổ bản, Phẩm tuyết, Tứ đại cảnh, Nam ai, Nam bình, Phú lục, Long ngâm phục vụ miễn phí khán giả.

Tiếp ni nhng tri âm

Mới đây, NXB Thuận Hóa vừa ấn hành tập sách “Hòa điệu tri âm” giới thiệu gần 150 bài ca Huế lời mới của 22 soạn giả. Dưới mái nhà chung thính phòng ca Huế, những nghệ nhân, nghệ sĩ trong CLB Ca Huế mỗi ngày càng “lớn” thêm lên. Họ động viên, khích lệ lẫn nhau soạn lời ca Huế theo các làn điệu Nam ai, Nam bình, Quả phụ, Nam xuân, Ngũ đối thượng, Hành vân, Tương tư khúc, Cổ bản, Tứ đại cảnh, Đăng đàn cung, Lưu thủy, Kim Tiền… để ngợi ca lịch sử, tình yêu, cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế. Ngoài ra, hòa mình vào dòng chảy đương đại, những bài ca Huế lời mới không còn bó hẹp trong vốn từ cổ nữa mà các soạn giả dùng những từ ngữ mới mang tính chất hiện đại khiến người nghe dễ hiểu nội dung hơn.

Với sứ mệnh lan tỏa, tiếp nối để thắp sáng ngọn lửa đam mê về một loại hình nhạc cổ bất biến với thời gian, tại thính phòng ca Huế hiện nay, các nghệ sĩ, nghệ nhân lớp trước luôn sẵn lòng đào tạo, chăm chút để các “mầm xanh” ca Huế thế hệ sau vươn mình. Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều bạn nhỏ theo ba mẹ, đến thính phòng trau dồi, dành tình yêu cho ca Huế như em: Nguyễn Hồ Hà Anh, Nguyễn Đình Khuê, Đào Ngọc Trâm Anh, Đào Ngọc Quỳnh Anh, Trần Thị Như Quỳnh, Trần Nguyễn Ánh Hồng, Trần Nguyễn Ánh Tuyết.

Bà Diệu Liên, một nghệ nhân ca Huế gạo cội chia sẻ: “Có 3 yếu tố làm nên ca Huế gồm tiếng đàn, người ca và nội dung lời soạn. Để ca hay thì ngoài chất giọng, người nghệ sĩ cần thuộc nằm lòng nội dung lời ca bao gồm nhiều đoạn rất dài, cần có bộ điệu ăn ý, phối hợp nhịp nhàng, trùng khớp với các loại khí cụ, nhạc cụ. Mà những điều này, các bạn trẻ mới vào nghề chưa làm được. Tôi rất sẵn sàng chia sẻ, trao truyền những kỹ thuật ca Huế hay nhất để ca Huế được vươn xa, được sống mãi”.

Thông qua dự án đưa ca Huế vào trường học do Sở Văn hóa – Thể thao phối hợp cùng Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức, thời gian qua, những nghệ nhân, nghệ sĩ sinh hoạt tại thính phòng ca Huế đã luôn nhiệt tình hưởng ứng, luôn nhận lời giao lưu, tập huấn, trò chuyện cùng học sinh tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn để lan tỏa tình yêu văn chương, nhạc cổ. Sắp tới, ca Huế còn được biên soạn, đưa vào chương trình sinh hoạt, giao lưu với các cháu mầm non. Mới đây, các sinh viên Trường Cao đẳng FPT ở Đà Nẵng vừa có chuyến gặp nhà thơ Võ Quê để trao đổi về kế hoạch dàn dựng, lan tỏa các tiết mục ca Huế cho các bạn trẻ đang học tập sinh sống tại thành phố bên bờ sông Hàn.

Thiên Phúc – Bích Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)