Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nơi tình thương tỏa sáng…

Tạp Chí Giáo Dục

Chúng tôi qua phà Tam Hip trong cơn mưa tm tã. Biết chúng tôi là ngưi xa tìm đến chùa Vn Đc, ngưi thuyn trưng chiếc phà nói vi v ngm ngùi : “Tr b b rơi, b bnh tt chùa ngày càng nhiu, thy ti quá, không biết mai này nhà chùa ly đâu mà nuôi chúng, đâu ch có cái ăn, cái mc, xa hơn mt chút là m đau, là chuyn hc hành…”

Các tr m côi đang đưc nuôi dưng ti chùa Vn Đc

Nhng tm lòng vàng

Ngôi chùa tọa lạc tại ấp 2, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Theo nhiều cư dân trên cù lao Tam Hiệp này kể lại, trước đây ngôi chùa này có diện tích rất nhỏ hẹp, cách nay trên 5 năm, trụ trì chùa là Đại đức Thích Lệ Hiếu phát hiện một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa. Sau đó, ông mang vào chùa đặt tên là Tiểu Như Tín và nuôi dạy đến nay. Từ đó, số lượng trẻ bị bỏ rơi trước cổng chùa ngày một tăng cao.

Hôm chúng tôi đến thăm, nhà chùa đang nuôi dưỡng 97 cháu mồ côi, trong đó có trên 20 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trên 50 cháu từ 3 đến 5 tuổi. Tại đây, các cháu được chăm lo khá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, được dạy học văn hóa, hướng dẫn điều hay lẽ phải, đạo hiếu truyền thống của dân tộc…

Chúng tôi đã không cầm được nước mắt khi bắt gặp hàng chục “bảo mẫu không chuyên” đa phần là phụ nữ xung quanh chùa đến tự nguyện chăm sóc các cháu. Nhiều chị còn phải trực cả đêm để chăm lo các trường hợp trẻ nhỏ ốm đau, đặc biệt là việc chăm sóc các trẻ sơ sinh mới bị bỏ rơi. Điều rất may mắn là chùa đã được rất nhiều mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ rất nhiệt tình, từ đó điều kiện nuôi dạy, ăn ở cho các cháu cũng khá tươm tất và đủ đầy. Các cháu sơ sinh được nuôi dưỡng từ các nguồn sữa; các cháu lớn hơn thì ăn cơm chay quanh năm nhưng không vì thế mà sức khỏe giảm sút, ngược lại các cháu rất khỏe mạnh, năng động, thông minh, lễ phép do được ăn uống từ nhiều bảo mẫu chế biến thức ăn chay ngon, điều kiện ăn ở, học tập rất thoáng đãng, mát mẻ, an toàn.

Các mnh thưng quân đang son áo qun cho các cháu

Bà Võ Thị Mai, ngụ ấp 2, xã Tam Hiệp cho biết thêm : “Tui làm công quả ở chùa này đã 5 năm và coi các cháu như là con cháu ruột thịt trong nhà. Từ đó tụi nhỏ mến tay mến chân tụi tui lắm. Hôm nào bận việc không tới đây được tôi thấy buồn và trống vắng lắm, chỉ muốn thời gian qua đi để lại tới đây chăm sóc, đùa giỡn với chúng thôi”.

Chị Mai còn kể thêm nhiều kỷ niệm vui buồn tại chùa như mỗi khi có cháu đau ốm thì cả chùa và tất cả bảo mẫu hầu như thức trắng để thay nhau chăm sóc. Có nhiều trường hợp cấp cứu phải vượt sông lớn sang Tiền Giang trong những đêm mưa, bão. Nhiều trường hợp rất vui khi cha mẹ các cháu quay trở lại chùa để đón con về sum họp gia đình sau cơn bỉ cực, khó khăn…

Khó khăn vn còn đó…

Ch Mai k thêm nhiu k nim vui bun ti chùa như mi khi có cháu đau m thì c chùa và tt c bo mu hu như thc trng đ thay nhau chăm sóc. Có nhiu trưng hp cp cu phi vưt sông ln sang Tin Giang trong nhng đêm mưa, bão. Nhiu trưng hp rt vui khi cha m các cháu quay tr li chùa đ đón con v sum hp gia đình sau cơn b cc, khó khăn…

Tuy nhiên, theo chị Phạm Thị Ngọc Phương, người đang phụ trách việc chăm sóc trẻ em mồ côi, cơ nhỡ tại chùa Vạn Đức thì hiện nay nhà chùa đang gặp những khó khăn do số lượng các cháu khá đông, cơ sở nuôi dưỡng tại chùa đã trở nên chật hẹp ảnh hưởng đến nơi ăn ở, học tập, sinh hoạt, vui chơi. Vì vậy, nhà chùa đang chuẩn bị mọi thủ tục để hình thành mái ấm bảo trợ theo qui định của pháp luật, tuy nhiên để hình thành mái ấm cũng rất cần những khoản kinh phí rất lớn nhưng vẫn chưa vận động đầy đủ, dù phần đất xây dựng mái ấm đã được một tấm lòng vàng hiến tặng đủ diện tích. Mặt khác, do địa hình ấp 2, xã Tam Hiệp tương đối trắc trở với địa hình cù lao xung quanh là sông nước nên điều kiện hưởng thụ vật chất lẫn tinh thần cho các cháu rất thiếu thốn. Quan ngại nhất là  chùa Vạn Đức và mái ấm trong tương lai chưa có phương tiện qua lại sông lớn ngày đêm để sẵn sàng ứng phó cho các trường hợp đau ốm đột xuất từ các cháu.

Hạn chế cuối cùng là do đại đa số các cháu là trẻ bị bỏ rơi theo dạng  “3 không”  ( không người thân, không khai sinh, không hộ khẩu) nên việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để các cháu đến trường khá khó khăn, vất vả.

Tạm biệt chùa Vạn Đức trong tiếng chuông chùa trầm mặc ngân nga giữa sông chiều gió lộng. Chia tay với những tấm lòng nhân ái đã và đang từng ngày, từng giờ chăm sóc những phận đời bất hạnh, chúng tôi luôn mang theo những đôi mắt hồn nhiên của hàng chục trẻ em đang nương náu dưới ánh hào quang tỏa ra từ đức phật nhiệm màu, chúng tôi mong ngày càng có nhiều tấm lòng nhân ái sẽ đến với mái ấm giữa bốn bề sông nước Bến Tre.

Bài, nh: Phan Th Anh Thư

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)