Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nơi trao yêu thương và nụ cười!

Tạp Chí Giáo Dục

Mi bui sáng phòng khám tiếp nhn khám và cp phát thuc min phí cho 20-30 bnh nhân đến khám c Đông và Tây y. Dù mt nhc, bn rn hay vt v đến đâu, các BS nơi đây luôn thân thin, gn gũi, hết lòng vì ngưi bnh nghèo. H luôn tâm nim đưc làm vic, góp sc cho ngưi dân nghèo là nim hnh phúc, đng lc đ vui sng mi ngày.

BS Nguyn Xuân Đng đang khám cho mt bnh nhân

Phòng khám ca ngưi nghèo

Gọi điện thoại cho BS.CKII Nguyễn Xuân Đồng (Trưởng phòng khám từ thiện phường 3, Q.Gò Vấp, TP.HCM) để xin địa chỉ cụ thể, người đàn ông có chất giọng trầm ấm ở bên kia đầu dây cho hay, khu vực phòng khám ở khuất trong nhiều hẻm sâu, rất nhiều số, khó tìm. Ông cười, bảo: “Cô cứ đến con hẻm đối diện khách sạn 175, đường Nguyễn Kiệm, Gò Vấp, gặp bà con quanh đó rồi hỏi, ai cũng biết”. Quả không sai, vừa trờ tới đầu hẻm, một cụ bà đang quét sân trước nhà hỏi: “Có phải cô tìm Phòng khám từ thiện, phường 3 không?”. Cụ bà vội tiếp lời: “Ngày nào cũng có nhiều người tìm đến phòng khám này lắm. Như thói quen, thấy ai đứng ngó nghiêng là tôi nghĩ ngay đến việc họ tìm nơi để khám bệnh. Tôi già rồi, không có gì để ủng hộ phòng khám, nhưng tôi chỉ có tấm lòng muốn làm điều gì đó, chỉ có thể hướng dẫn người bệnh đến đúng nơi mà họ cần…”.

Từ bên ngoài nhìn vào sẽ thấy rõ phòng khám được “trưng dụng” từ một căn nhà nguyên căn cũ, được sơn sửa, chia thành những phòng nhỏ gọn gàng và khoa học, tươm tất. 9 giờ sáng, bên trong những dãy ghế chờ đã đông người, hầu như ai cũng quen biết, chia sẻ cùng nhau từ chuyện đứa con trai mới đi làm công trình xa trở về, đứa con út nặng gánh gia đình nên chưa nghĩ đến chuyện cưới xin, hay bệnh tình tái phát, đau nhức khác so với những lần trước… Nhiều bệnh nhân đang được các BS trong ca trực thăm khám, bốc thuốc… hoàn toàn miễn phí. Mọi người đều gọi đây là phòng khám của người nghèo!

BS Đồng chia sẻ, phòng khám được thành lập từ năm 1995, để khám chữa bệnh cho đồng bào nghèo. Sau 14 năm hoạt động, đã khám, chữa bệnh cho hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo được người dân hưởng ứng và đánh giá cao. Tuy nhiên đến năm 2009, do thực hiện dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi, vành đai ngoài trên địa bàn Q.Gò Vấp, nên vị trí phòng khám cũ bị giải tỏa, nhiều năm liền phải ngưng hoạt động.

BS Đng chia s, ti phòng khám ngun thuc không đa dng như BV, nhưng v cơ bn thuc nào cũng có và chưa bao gi b gián đon. Mi tun có khong t 5-7 ngưi đến tng thuc cho phòng khám. S thuc đưc kim tra hn s dng đưc nhp vào s và đưc công khai khi giao ban hàng tun.

Giữa năm 2013, Hội Cựu chiến binh được Đảng ủy và UBND phường 3 giao căn nhà số 94/639D để sửa chữa, nâng cấp tái lập Phòng khám từ thiện. Sở Y tế TP cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh với tên gọi mới là Phòng khám Nội khoa tổng hợp (tên gọi khác, nhưng về bản chất vẫn là Phòng khám từ thiện). BS Đồng chia sẻ: “Thời gian đầu tái lập chúng tôi trải qua rất nhiều khó khăn. Có địa điểm, nhưng lấy đâu ra tiền để sửa chữa, nâng cấp phòng khám. Nên anh em phòng khám và Hội Cựu chiến binh đã vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ 150 triệu đồng để sửa chữa và xây dựng phòng khám mới. Tuy nhiên, có nhà rồi nhưng mọi người lại luôn lo lắng khi không có nguồn lực. Thật khó để kêu gọi BS trẻ đến với phòng khám. Vì đây là công việc thiện nguyện, BS hoàn toàn không có lương, không có các khoản trợ cấp, đòi hỏi người BS phải có tâm, có tấm lòng mới gắn bó được lâu dài. Do đó, ngoài những BS đã đồng hành cùng đơn vị gần 20 năm trời, chúng tôi cũng luôn vận động các BS, điều dưỡng mới về hưu từ BV Quân y 175 về hoạt động thiện nguyện tại đây, trên hết là cái tình, cái tâm, đồng lòng vì người nghèo”.

Ngưi dư chia cho ngưi cn

BS Đồng đang kể về những lần khám bệnh, những chuyến đi kết hợp với các BV tổ chức các đợt khám, cấp thuốc từ thiện cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cần Giờ, tỉnh Tây Ninh, các tỉnh miền Tây… Thì cụ bà N.T.T (62 tuổi) đã chậm rãi đứng ngay bên cạnh, trên tay có một bịch thuốc lớn. Tôi nghĩ rằng bà T. là bệnh nhân quen tại phòng khám, sau lãnh thuốc đến chào BS điều trị trước khi ra về, nhưng không, lần này bà lại là một “mạnh thường quân” đặc biệt. BS Đồng xúc động kể, bà T. có quán nước nhỏ ngay con hẻm bên cạnh. Mỗi khi trái gió trở trời, bà thường đến phòng khám để chữa bệnh. Nhiều năm liền thành quen, không chỉ khám, khi được tặng thuốc nhưng không dùng đến bà đều mang đến tặng lại các BS để phát cho những người bệnh khác đang cần. Bà mỉm cười hồn hậu, từ chối chụp ảnh vì luôn nghĩ rằng việc mình làm chỉ nhỏ bé, không cần được nhắc tới.

Cũng như bà T., tại phòng khám có rất nhiều người bệnh kiêm “tình nguyện viên” đặc biệt, có người vừa ra khỏi phòng khám dù vội vã cũng tận tình hướng dẫn bà con mới tìm đến với phòng khám lần đầu, người vừa mỉm cười vừa giúp đỡ một cụ bà tay chân đã yếu bước xuống từ trên xe máy, người dìu hộ người đàn ông đi nạng vào phòng…

Một người đàn ông khoảng ngoài 50 tuổi cười tươi kể, “Tôi bị đái tháo đường, phải tái khám thường xuyên, tới lui riết thành nơi đây giống như nhà. Các BS quá ân cần, dặn dò chu đáo nên người bệnh đều yêu mến, đặc biệt người bệnh có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy ấm lòng, tin yêu vào cuộc sống này hơn. Không những khi bệnh thì đến khám, tại phòng khám cũng không ai bảo ai mà mỗi khi có tiền hoặc ai cho thuốc nhưng không dùng đến chúng tôi đều đem thuốc đến tặng, để các BS kê cho người cần”.

Ngưi bnh đến khám ti phòng khám hu hết là cu chiến binh, ngưi cao tui, ngưi nghèo

Đại tá Dương Văn Thanh – Phó chủ nhiệm Chính trị BV Quân y 175, nhận định: “Phòng khám từ thiện phường 3 là một hoạt động hết sức có ý nghĩa. Ngoài việc người dân được cấp thuốc thì cũng được quan tâm, tư vấn rất kỹ của các BS về công tác khám chữa bệnh. Qua đó người dân ổn định về mặt sức khỏe để làm việc, sinh sống… Đây là mô hình thiện nguyện rất hiệu quả, đúng mục đích, không phải chỗ nào cũng làm được. Bên cạnh giải quyết được việc chăm sóc sức khỏe cho người hưu trí, cựu chiến binh, người dân nghèo trong khu vực cũng như các khu vực lân cận, mặt khác phòng khám cũng thường xuyên kết hợp với các BV, tổ chức khám bệnh, cho người cao tuổi, người dân nghèo ở các tỉnh lân cận”.

Bài, ảnh: Hng Cm

 

Bình luận (0)