Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nồng ấm một tình yêu nghề giáo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tròn 18 năm đng trên bc ging, cô giáo Trn Th Thu Nga – giáo viên Trưng THPT Hoàng Hoa Thám (Đà Nng) đã gn bó vi ngh bng tình yêu nng m đ dìu dt, khơi gi nim đam mê hc tp, nghiên cu, sáng to trong mi hc trò…

Cô Trn Th Thu Nga (th 4 t trái sang) đưc vinh danh Nhà giáo tiêu biu Đà Nng năm 2019

Mt trái tim yêu ngh

Ấn tượng về những chi tiết trong bản tóm tắt danh sách giáo viên được vinh danh Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu năm 2019, tôi đã hẹn gặp cô giáo Thu Nga. Trong câu chuyện về nghề rất khiêm tốn của cô giữa ráng chiều trong góc quán nhỏ bên dòng sông Hàn khiến người đối diện thầm ngưỡng mộ về một tình yêu trọn vẹn dành cho nghề giáo.

Tốt nghiệp cử nhân sư phạm ngành sinh học – môi trường –  Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng năm 2001. Cô Nga được nhận quyết định về giảng dạy tại thành phố Đà Nẵng. Là một giáo viên trẻ, cô không ngừng phấn đấu, học hỏi và trau dồi chuyên môn. Với thành tích 9 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm 2015, 8 sáng kiến cấp sở công nhận; 2 đề tài nghiên cứu khoa học, 2 bài báo khoa học… và nhiều thành tích khác trong 18 năm dạy học không phải là những con số khô khan. Đó là thành quả của một quá trình không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm cách tiếp cận cũng như truyền đạt kiến thức.

Vững vàng trong chuyên môn, cô Nga còn là một giáo viên sâu sát trong công tác chủ nhiệm. Cô Nga kể, ấn tượng nhất với cô có lẽ đó là công tác chủ nhiệm (khi công tác tại Trường THPT Trần Phú – quận Hải Châu). Vào khoảng thời điểm năm học 2010-2011, cô được phân công chủ nhiệm một lớp thuộc khối 12. Cô Nga kể: “Khi nhận lớp mình được biết lớp có nhiều học trò cá tính, phá cách nên thường bị mất điểm trong các hoạt động nề nếp. Quả thật, cảm giác ban đầu của mình cũng khá lo lắng. Qua nắm bắt tình hình buổi đầu sinh hoạt, mình xác định phải chọn cách tiếp cận từ từ. Sau mỗi buổi học, mình dành thời gian ngồi lại với các em, mình chọn cách ngồi riêng với từng nhóm học trò nam, nữ để dễ chia sẻ, tìm hiểu tâm tư. Không chỉ vậy, mình còn tham gia cùng các em trong tất cả các hoạt động phong trào để mở nút thắt khép mình của học trò đối với giáo viên chủ nhiệm. Một kết quả khiến nhiều đồng nghiệp bất ngờ, khi kết thúc học kỳ I năm học đó, từ một lớp học gần như “đội sổ” trong trường lại vươn lên xếp loại xuất sắc trong các phong trào. Kết thúc học kỳ II, lớp đứng thứ nhì toàn trường trong danh sách xếp hạng thi đua. Bất ngờ nhất là năm đó lớp có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, có 1 thủ khoa khối thi của trường. Bây giờ thì ngày 20-11 năm nào, những học trò cá biệt nhất ngày ấy vẫn quay trở lại thăm mình…”.

Khơi dy nim đam mê nghiên cu trong hc trò

Cô Nga bảo, việc dạy học chỉ truyền đạt kiến thức thôi chưa đủ. Bản thân cô luôn phải tìm tòi và khơi gợi trong học trò niềm đam mê sáng tạo. Có như thế, kiến thức mới được áp dụng vào thực tiễn một cách triệt để. Với ý nghĩ đó, ngay từ những năm đầu khi Cuộc thi khoa học kỹ thuật được triển khai trong nhà trường, cô Nga đã dẫn dắt học trò của mình tham gia dự thi với những đề tài chất lượng. Năm 2011, khi đang công tác tại Trường THPT Trần Phú, cô Nga lần đầu tiên một mình hướng dẫn học trò dự thi với đề tài Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Công viên 29-3 thành phố Đà Nẵng. Năm đó đề tài đạt giải nhì lĩnh vực khoa học trái đất – môi trường cấp thành phố. Cô Nga chia sẻ, những năm đầu dẫn học trò dự thi, cô trò gặp vô vàn vất vả, học trò còn khá bỡ ngỡ trong cách tiếp cận cuộc thi. Ứng dụng CNTT ngày đó cũng chưa phổ biến như bây giờ nên cô phải tìm tòi học hỏi thêm từ đồng nghiệp, từ các thầy cô cùng với sự hỗ trợ của Sở GD-ĐT để bổ sung kiến thức nhằm hỗ trợ tốt cho học sinh.

Các đng nghip chia s nim vui vi cô Nga sau l vinh danh

Không ch hưng dn hc trò nghiên cu khoa hc, nhiu năm lin cô là giáo viên trc tiếp bi dưng hc sinh gii môn sinh hc đt nhiu gii cp thành ph. Vi cô Nga, khi dành trn vn tình yêu cho ngh giáo, cho hc trò thì s gt hái đưc nhng thành qu nht đnh. Ngy, cô xng đáng vi danh hiu Nhà giáo tiêu biu Đà Nng năm 2019.

Từ năm đó đến nay, 8 năm liền cô Nga đều hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật các cấp đều đạt giải cao. Trong đó 2 giải cấp quốc gia (1 giải nhì, 1 giải ba) và 8 giải cấp thành phố (4 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba). Cô Nga nhớ lại: “Ấn tượng nhất trong những lần hướng dẫn học trò là năm 2015, khi mình hướng dẫn học trò nghiên cứu đề tài “Mô hình nhà giảm thiểu ô nhiễm cho cư dân lân cận bãi rác Khánh Sơn”. Ngày đó qua nhiều lần đi thực tế, thấy được sự ô nhiễm không khí ở đây nên cô trò đã đề xuất ra giải pháp này. Để hoàn thiện mô hình, cô trò nhiều ngày liền lặn lội đi thực địa, lắp đặt mô hình thử nghiệm rồi đo mức độ ô nhiễm không khí để đưa ra thiết kế phù hợp nhất. Dù khá vất vả nhưng thấy việc làm của học trò có tính thực tiễn nên mình cũng thấy vui”.

Say mê truyền cảm hứng cho học trò trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học. Ở cô giáo Nga, dường như lúc nào học trò cũng nhìn thấy ngọn lửa yêu nghề. Cô nói: “Sự học chỉ hoàn thiện khi học trò biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong nghiên cứu khoa học ở trường THPT, mọi ý tưởng đều xuất phát từ học sinh, tuy nhiên giáo viên hướng dẫn cần giúp các em định hướng lại, đưa ý tưởng của các em gần lại với thực tiễn và từ đó khuyến khích, khơi gợi trong các em tinh thần sáng tạo. Quá trình đó cũng giúp các em trau dồi thêm các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)