Làm thế nào để vừa triển khai tốt đề án phổ cập giáo dục mầm non (MN) trẻ 5 tuổi, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh là vấn đề "nóng" được tập trung bàn thảo tại hội nghị giao ban mới đây về GD-ĐT của lãnh đạo TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ xóa 3.697 phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp, đầu tư đồng bộ để chăm lo chỗ học cho trẻ và quan tâm tới đội ngũ giáo viên.
Băn khoăn thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi
Để củng cố, phát triển vững chắc giáo dục MN – tiền đề cho cấp học phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội đã cùng các sở, ngành tham mưu với UBND thành phố dành gần 3,1 tỷ đồng để triển khai đề án nâng cao chất lượng giáo dục MN đến năm 2015. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là xóa 1.092 phòng học tạm, học nhờ; thay thế 2.006 phòng học cấp 4 xuống cấp; xây thêm 809 phòng học kiên cố; gom điểm lẻ, xây dựng 333 khu trung tâm đủ điều kiện. Về tỷ lệ trẻ ra lớp, Hà Nội phấn đấu huy động 35% số trẻ 3 tuổi, 95% số trẻ 3-5 tuổi và 100% trẻ 5 tuổi ra lớp.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ xóa 3.697 phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp, đầu tư đồng bộ để chăm lo chỗ học cho trẻ và quan tâm tới đội ngũ giáo viên.
Băn khoăn thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi
Để củng cố, phát triển vững chắc giáo dục MN – tiền đề cho cấp học phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội đã cùng các sở, ngành tham mưu với UBND thành phố dành gần 3,1 tỷ đồng để triển khai đề án nâng cao chất lượng giáo dục MN đến năm 2015. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là xóa 1.092 phòng học tạm, học nhờ; thay thế 2.006 phòng học cấp 4 xuống cấp; xây thêm 809 phòng học kiên cố; gom điểm lẻ, xây dựng 333 khu trung tâm đủ điều kiện. Về tỷ lệ trẻ ra lớp, Hà Nội phấn đấu huy động 35% số trẻ 3 tuổi, 95% số trẻ 3-5 tuổi và 100% trẻ 5 tuổi ra lớp.
Giờ tham quan của cô và trò Trường Mầm non xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa.
Ảnh: Bá Hoạt
|
Để huy động tối đa số trẻ 5 tuổi ra lớp như mục tiêu của đề án, đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã đều thể hiện sự lo lắng, băn khoăn bởi dù hệ thống giáo dục MN của Hà Nội đã phát triển tới 804 trường (công lập và ngoài công lập), song mới chỉ đáp ứng được cho 26,8% số trẻ nhà trẻ, 83,5% số trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp. Còn hơn 70% trẻ nhà trẻ, hơn 16% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi chưa được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục MN. Theo ông Đàm Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, với tình trạng thiếu trường lớp như hiện nay, nếu thực hiện phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo đúng chủ trương thì trẻ 4 tuổi, 3 tuổi sẽ đi đâu? Hệ thống trường ngoài công lập mặc dù đã được củng cố song chưa thể đáp ứng được mọi nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh. Mức thu giữa trường công lập và ngoài công lập lại chênh lệch khá lớn. Vì thế, việc triển khai đề án cần được chỉ đạo cụ thể, tạo sự công bằng cho mọi trẻ. Đây cũng là ý kiến của đại diện một số quận, huyện, thị xã – những nơi tập trung đông dân cư và nhiều khu đô thị mới.
Sẽ có đề án tuyển dụng giáo viên
Đến nay, Hà Nội đã hoàn thành việc chuyển đổi 357 trường MN nông thôn sang mô hình trường công lập và thống nhất chế độ trợ cấp cho GV, nhân viên ngoài biên chế. Đại diện lãnh đạo huyện Phúc Thọ cho biết: 24 trường MN trên địa bàn huyện đều kiện toàn xong bộ máy, có đủ hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán và y tá; 50% số trường có cô nuôi. Cán bộ, GV, nhân viên các trường rất phấn khởi, yên tâm công tác, tận tâm với nghề, với trẻ. Tuy nhiên, huyện vẫn còn thiếu khoảng 100 GV, song công tác tuyển dụng đang gặp không ít khó khăn.
Cùng chung mối lo về công tác tuyển dụng, lãnh đạo quận Hoàng Mai đề xuất: Để GV các trường MN vừa chuyển đổi mô hình yên tâm công tác, thành phố cần sớm quyết định về phương thức tuyển dụng. Lãnh đạo quận Hà Đông đề xuất: Nên chăng việc tuyển dụng GV MN được tiến hành vào tháng 7, nhằm chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho các trường trước ngày khai giảng năm học mới 2010-2011.
Về cơ chế, chính sách với GV các trường MN bán công vừa chuyển sang công lập (hiện có khoảng 14.000 người), lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết, trên cơ sở đề xuất của Sở GD-ĐT, đã thống nhất chủ trương sẽ giao chỉ tiêu 6 biên chế cho mỗi trường và thực hiện chế độ thi tuyển. Số GV còn lại của các trường này sẽ được ký hợp đồng lao động và vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách, bậc lương dành cho viên chức. Chủ trương này sẽ được báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp tới.
Hiện nay, Sở GD-ĐT cùng các sở, ngành liên quan khẩn trương xây dựng đề án tuyển dụng GV MN. Việc tuyển dụng theo đúng phân cấp của UBND thành phố và sẽ được thực hiện theo 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển. Mục tiêu của đề án khi triển khai là bảo đảm sự công bằng, khách quan và tuyển được những người thực sự tâm huyết, tận tâm với nghề.
Sẽ có đề án tuyển dụng giáo viên
Đến nay, Hà Nội đã hoàn thành việc chuyển đổi 357 trường MN nông thôn sang mô hình trường công lập và thống nhất chế độ trợ cấp cho GV, nhân viên ngoài biên chế. Đại diện lãnh đạo huyện Phúc Thọ cho biết: 24 trường MN trên địa bàn huyện đều kiện toàn xong bộ máy, có đủ hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán và y tá; 50% số trường có cô nuôi. Cán bộ, GV, nhân viên các trường rất phấn khởi, yên tâm công tác, tận tâm với nghề, với trẻ. Tuy nhiên, huyện vẫn còn thiếu khoảng 100 GV, song công tác tuyển dụng đang gặp không ít khó khăn.
Cùng chung mối lo về công tác tuyển dụng, lãnh đạo quận Hoàng Mai đề xuất: Để GV các trường MN vừa chuyển đổi mô hình yên tâm công tác, thành phố cần sớm quyết định về phương thức tuyển dụng. Lãnh đạo quận Hà Đông đề xuất: Nên chăng việc tuyển dụng GV MN được tiến hành vào tháng 7, nhằm chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho các trường trước ngày khai giảng năm học mới 2010-2011.
Về cơ chế, chính sách với GV các trường MN bán công vừa chuyển sang công lập (hiện có khoảng 14.000 người), lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết, trên cơ sở đề xuất của Sở GD-ĐT, đã thống nhất chủ trương sẽ giao chỉ tiêu 6 biên chế cho mỗi trường và thực hiện chế độ thi tuyển. Số GV còn lại của các trường này sẽ được ký hợp đồng lao động và vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách, bậc lương dành cho viên chức. Chủ trương này sẽ được báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp tới.
Hiện nay, Sở GD-ĐT cùng các sở, ngành liên quan khẩn trương xây dựng đề án tuyển dụng GV MN. Việc tuyển dụng theo đúng phân cấp của UBND thành phố và sẽ được thực hiện theo 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển. Mục tiêu của đề án khi triển khai là bảo đảm sự công bằng, khách quan và tuyển được những người thực sự tâm huyết, tận tâm với nghề.
Thống Nhất / Hà Nội mới
Bình luận (0)