Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nông dân phát triển kinh tế từ trồng rau chuẩn VietGAP

Tạp Chí Giáo Dục

Là đa phương duy nht ca TP.Đà Nng đưc vinh danh trong s 63 “Hp tác xã tiêu biu toàn quc” năm 2024, ngưi trng rau Túy Loan (xã Hòa Phong, huyn Hòa Vang) đã ghi tên lên bn đ “Đim đến trng rau VietGAP và du lch sinh thái” ca đa phương…

Thành viên Hợp tác xã rau an toàn Túy Loan canh tác rau chuẩn VietGAP chuẩn bị rau cho các siêu thị

Nông dân hết lo đưc mùa mt giá

Sau bão, nông dân làng rau Túy Loan lại tất bật cho một đợt rau mới. Xen giữa cánh đồng rau canh tác tự nhiên là những thửa rau trồng thủy canh đang độ xanh mướt.

Lão nông Đặng Công Vui cười tươi: “Trồng rau theo chuẩn VietGAP bằng công nghệ trồng thủy canh mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định hơn so với chuyên canh trên đất”.

Ngoài 60 tuổi với kinh nghiệm hơn 40 năm trồng rau, ông Vui nắm rõ từng đặc điểm của đất đai, thổ nhưỡng và đặc tính của các loại rau trồng. Tùy vào thời tiết của mỗi năm, ông sẽ chọn giống rau phù hợp.

“Từ ngày tham gia vào hợp tác xã, được hỗ trợ thêm kỹ thuật, việc trồng rau mang lại hiệu quả hơn, an tâm hơn khi xuống giống”, ông Vui nói.

Ông Nguyễn Văn Tân – Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan – cho biết, tiền thân của hợp tác xã là Câu lạc bộ Trồng rau do Hội Nông dân xã Hòa Phong thành lập từ năm 2002. Thời điểm ấy có 10 hộ tham gia sản xuất, với diện tích 1ha. Năm 2011, thành lập Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan với 40 thành viên, sản xuất trên 8ha. Thu nhập mỗi thành viên trung bình từ 65 đến 75 triệu đồng/năm.

Để cải thiện hiệu quả canh tác, tăng khả năng chống chịu thời tiết, mấy năm trở lại đây, hợp tác xã đầu tư xây dựng hệ thống trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1.500m2 và 6ha nhà lưới, nhà vòm, nhà ươm giống. Đồng thời, hợp tác xã đã triển khai tổ chức sản xuất, tập huấn quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng, giảm phân bón hóa học dư thừa trên đồng ruộng, tăng sức khỏe cho cây trồng… Qua đó giúp nông dân trở thành chuyên gia, sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ.

“Hướng canh tác này đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, trở thành hàng hóa cung cấp cho thị trường, nhất là các siêu thị lớn tại TP. Sản phẩm của hợp tác xã được TP công nhận là sản phẩm OCOP, đạt tiêu chuẩn rau ăn lá 3 sao; rau ăn quả 4 sao. Đây là điều kiện thuận lợi để hợp tác xã đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trên địa bàn TP và các tỉnh thành lân cận cũng như đã lên sàn thương mại điện tử. Hợp tác xã cũng đã được chứng nhận mã vùng trồng. Ước tính mỗi năm, hợp tác xã cung cấp hơn 500 tấn rau quả cho các siêu thi,̣ cửa hàng thực phẩm an toàn…”, ông Tân thông tin.

Hợp tác xã rau an toàn Túy Loan là điểm đến tham quan trải nghiệm của hàng ngàn học sinh Đà Nẵng

Cũng theo ông Tân, trong những năm qua, hợp tác xã đã tập trung mở rộng sản xuất ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng để đủ cung cấp cho 12 hợp đồng như: Hệ thống siêu thị Co.opmart Đà Nẵng, Trung tâm thương mại Hòa Thọ, Bệnh viện 199, Siêu thị Beanmart, Co.op Food, HD mart, Haki mart, Danavi mart, Lotte mart, hệ thống trường học Sky-Line và các cửa hàng tiện lợi tại TP.Đà Nẵng…

Tìm được đầu ra ổn định nên người nông dân Túy Loan không còn phải nơm nớp lo được mùa mất giá như trước đây. Không những vậy hợp tác xã đã tạo việc làm ổn định cho 60 lao động, trong đó có nhiều người lớn tuổi. Bên cạnh đó, hợp tác xã còn tạo điều kiện giúp 9 hộ nghèo thoát nghèo, 15 hộ khó khăn vươn lên khá…

Đim đến ca du lch tri nghim

Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan có tổng diện tích quy hoạch sản xuất 20ha. Địa bàn thuận lợi về giao thông có nhiều tiềm năng về cảnh quan tự nhiên. Hai tuyến đường QL14B và QL14G nối TP.Đà Nẵng và các huyện Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam) được xem là tuyến đường huyết mạch kết nối các khu du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng và Quảng Nam. Bên cạnh đó, Túy Loan còn có 2 di sản cấp quốc gia là Đình làng Túy Loan, Đình làng Bồ Bản và nghề truyền thống sản xuất bánh tráng Túy Loan được cấp chứng nhận phi vật thể cấp quốc gia…

Khung cảnh làng quê yên bình với nhiều điểm đến là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm rau an toàn gắn với dịch vụ du lịch nông nghiệp.

Cặm cụi thu hoạch rau trên ruộng, lão nông Đặng Công Thế cho biết, trước đây người dân trồng rau manh mún, nhỏ lẻ nên mùa được, mùa mất, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Bây giờ sản xuất rau theo hướng an toàn, sử dụng phân bón hữu cơ làm từ bã đậu, phân chuồng ủ hoai mục, việc trừ sâu hại cũng từ các chế phẩm sinh học an toàn với sức khỏe con người. Nhờ vậy, rau không chỉ bán được giá mà năng suất cũng cao hơn. Theo đó đời sống của nông dân cũng khá hơn.

“Vui nhất là bây giờ có nhiều học sinh, sinh viên đến trải nghiệm. Những câu hỏi như: “Bác ơi đây là cây gì, cho quả màu gì, trồng như thế nào?…” của trẻ con đã giúp cho công việc nhà nông của chúng tôi hứng thú hơn, bao mệt mỏi, vất vả đều tan biến…”, ông Thế chia sẻ.

Bình quân mỗi năm học, Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan đón khoảng 8.000-10.000 học sinh, sinh viên, du khách đến tham quan, trải nghiệm.

“Năm 2024, hợp tác xã mở rộng diện tích thêm 2ha, sản xuất chế biến các loại nông sản thành phẩm để nâng cao giá trị, đầu tư 8 mô hình trải nghiệm làng nghề truyền thống và thêm các dịch vụ khác gắn với du lịch cộng đồng. Dự kiến năm 2025, hợp tác xã sẽ đón khoảng 35.000 đến 40.000 khách tham quan, trải nghiệm. Bên cạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hợp tác xã kết hợp trồng thêm các loại cây như: mít, ổi, xoài, mận, vú sữa… để giúp học sinh, sinh viên thấy được các loại cây, quả, mô hình sản xuất nông nghiệp thực tế; đồng thời tạo bóng mát cho các em khi đến tham quan”, ông Tân cho biết.

Hin Lương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)