Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nông sản hữu cơ Việt Nam: Nhiều cơ hội chinh phục thị trường khó tính

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti ta đàm “Chinh phc tiêu chun Organic JAS, li thế kết ni th trưng Nht”, nhiu ý kiến cho rng, dư đa và tim năng th trưng Nht Bn rt ln, là cơ hi cho Vit Nam xut khu nông sn. Nếu đt đưc các tiêu chun nông sn ca quc gia này thì Vit Nam d dàng chinh phc các th trưng khác.


Nông sn hu cơ đưc ngưi tiêu dùng ưu chung

TS. Trần Minh Hải – Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – cho biết, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy hải sản tại Nhật ngày càng tăng. Cụ thể, Nhật nhập các sản phẩm sơ chế, chế biến từ tôm, cá, lươn, thịt, trứng, những mặt hàng từ đậu nành, ngũ cốc, rau quả. Từ cuối năm nay, trái nhãn Việt Nam sẽ được nhập vào thị trường Nhật theo đường chính ngạch.

“Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật năm 2021 đạt 1,8 tỷ USD. So với tổng kim ngạch xuất khẩu 48,6 tỷ USD năm 2021 thì giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm khoảng 3,7%, chứng tỏ dư địa, tiềm năng của thị trường Nhật hiện nay đang rất lớn”, ông Hải dẫn chứng.

Bà Ino Mayu – Điều phối viên Chương trình “Seed To Table” – nhận định, Việt Nam có nhiều loại nông sản đặc trưng, có điều kiện tốt để xuất các mặt hàng nông sản mà nhiều quốc gia không có. Tuy nhiên hạn chế của Việt Nam là chỉ sản xuất nông sản tươi, còn chế biến thì rất ít.

“Tại Mỹ, nhu cầu nông sản hữu cơ tăng khoảng 30%/năm. Tại các siêu thị Nhật Bản, nhiều năm trước đã có một khoảng riêng với diện tích lớn để bán nông sản hữu cơ Nhật và thế giới. Điều này cho thấy sự quan tâm của người tiêu dùng đến nông sản hưu cơ. Thống kê của Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, quốc gia này nhập nhiều nông sản hữu cơ của các nước nhưng đa số là thực phẩm chế biến, nông sản tươi còn khiêm tốn. Vì vậy cần kết nối nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản để làm sao tăng thêm giá trị cho nông sản tươi của Việt Nam”, bà Mayu gợi ý.

Cũng theo bà Mayu, dựa trên lợi thế về địa lý, khí hậu, Việt Nam cố gắng hướng đến sản xuất nông sản hưu cơ, đặt mục tiêu vừa bảo vệ môi trường vừa đạt được yêu cầu chung của thị trường thế giới.

TS. Hải khẳng định, trong thời điểm dịch Covid-19 ở đỉnh cao gây đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng những sản phẩm của Việt Nam có chất lượng với đầy đủ các tiêu chuẩn gần như tiêu thụ được hết.

Tuy nhiên, để cho ra được những nông sản hữu cơ không hề dễ, nhất là khi người nông dân khó thay đổi tập quán sản xuất xưa cũ, thậm chí còn có tư tưởng “ăn xổi”…

Ông Trần Phong Lan – Chủ tịch HĐQT Seagull ADC – thừa nhận: “Việc thay đổi tập quán sản xuất để làm nông nghiệp hữu cơ là rất khó nhưng nếu không thay đổi sẽ khó hơn. Muốn làm nông nghiệp hữu cơ phải có cái tâm, trung thực, chịu khó và có nhật ký sản xuất thì sẽ sẽ chinh phục được tất cả các tiêu chuẩn”.

Ông Đoàn Văn Tài – Giám đốc HTX Sản xuất Dịch vụ nông nghiệp Tấn Đạt, Vĩnh Long – cho biết, làm nông nghiệp hữu cơ hiện nay vừa dễ vừa khó. Dễ vì phân bón hữu cơ có nhiều trên thị trường, không phải làm chế phẩm sinh học như trước, các nhà khoa học tận tình với nông dân. Khó là nhân lực hạn chế, tính rủi ro cao.

Ở góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, bà Tường Mỹ – Giám đốc Công ty Yoshimi – khẳng định, Nhật Bản là một thị trường khó tính. Những sản phẩm nông, thủy sản sơ chế, chế biến như sầu riêng, mít xuất sang Nhật thường bị vướng khuẩn Ecoli và chất bảo quản.

“Để mở được thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật không đơn giản; nếu không may bị liệt kê vào “sổ đen” thì không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu mà cả nông dân cũng thiệt thòi. Do vậy cần tuân thủ các quy trình theo tiêu chuẩn JAS và trung thực trong ghi chép”, bà Tường Mỹ khuyên.

A.Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)