Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nồng thơm nhang sen xứ Huế

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong không gian trm mc ca Đi ni Huế – biu tưng mt thi vàng son ca triu Nguyn trong tiết giao mùa đón năm mi, nếu đ ý, du khách s thong nghe hương nhang sen nng thơm ta ra nhè nh t gian làng ngh truyn thng. Dù ngh làm nhang sen c đô xut hin chưa lâu so vi nhiu nơi khác, nhưng đ làm du khách lng lòng hơn gia mnh đt min Trung đưc xem là kinh đô Pht giáo…

Du khách nưc ngoài thích thú vi tri nghim làm nhang sen và thưng thc mùi thơm t thành phm

1. Không gian nghề truyền thống nằm khiêm tốn trong khuôn viên Đại nội Huế (TP.Huế) thu hút du khách không chỉ bằng sự trang trí bắt mắt mà còn bởi mùi hương thoang thoảng đưa trong gió. Sẽ không nuối tiếc nếu dành một khoảng thời gian ghé lại nơi ấy. Bên trong những dãy lồng đèn trang trí bắt mắt là những bó nhang làm từ cây sen tỏa hương thơm ngát, những nghệ nhân áo tím Huế miệt mài các công đoạn làm ra những cây nhang từ loài sen tinh khiết. Thi thoảng, họ ngừng công việc của mình để hướng dẫn du khách trải nghiệm làm nhang sen. Bạn Trương Thị Ni Ni, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vui vẻ nói: “Em thấy việc làm nhang nói chung và nhang sen rất thú vị. Đây là lần đầu tiên em nhìn thấy các nghệ nhân làm ra những cây nhang. Đây cũng là lần đầu tiên em nghe có loại nhang làm từ sen. Nhang có mùi sen rất đậm, mùi khi đốt lên em lại thấy nhẹ nhàng rất thích và cảm giác rất thư thái”. Đến từ Đắk Lắk, ông Nguyễn Hiếu (62 tuổi) chia sẻ: “Quê tôi ở Huế nên mỗi năm tôi đều cố gắng dành thời gian về thăm quê. Lần này trở về, vào thăm Đại nội lại được trải nghiệm các hoạt động của các làng nghề truyền thống ở ngay chính trong chốn cung đình này tôi thấy rất thú vị. Thú vị nhất là lần đầu tiên ở Huế, tôi được trải nghiệm làm nhang sen. Tôi thấy mùi hương rất tinh khiết. Tôi nghĩ, ở mảnh đất được xem là kinh đô của Phật giáo như Huế thì nhang sen rất có giá trị về tâm linh”.

2. Anh Nguyễn Tất Đằng – Trưởng bộ phận nghề truyền thống – Công ty TNHH phát triển sản phẩm văn hóa cung đình triều Nguyễn Việt Nam cho biết: “Sen là loài cây rất quen thuộc với người Việt, hoa sen không chỉ đẹp, thơm mà các bộ phận khác trên cây sen từ hạt, lá đến củ… đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Hình dáng thanh tao của bông sen cùng hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng đã thôi thúc chúng tôi có ý tưởng làm nên loại nhang sen này. Đặc biệt sen tượng trưng cho “Đức Phật”, nên đây cũng là  một món quà nhỏ dành tặng cho kinh đô Phật giáo nói riêng”. Theo đó, sen làm nhang được chọn lựa mua về từ các vùng sen của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sen sẽ được tách thành từng bộ phận như thân, lá, nhụy hoa… phơi riêng. Anh Đằng cho biết, ưu điểm nhang sen vừa mới làm ra có màu vàng đất tươi sáng và mùi tinh dầu sen như đang thưởng thức cốc nước trà sen vào buổi sáng. Mỗi ngày, nghệ nhân ở làng nghề làm ra khoảng 6.000 cây nhang sen, chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến Huế, một số ít khác được bán đi theo đơn đặt hàng ở nhiều miền đất nước.

3. Để làm ra thành phẩm nhang sen, người làm nhang phải qua nhiều công đoạn khá công phu. Trước hết là nguyên liệu sen thì phải lựa chọn, phân loại và loại bỏ tạp chất kỹ lưỡng trước khi cho vào máy xay nhỏ, nhằm tối ưu mùi thơm sau khi ra thành phẩm. Lá, thân, đài và nhụy sen được phơi khô và xay nhuyễn theo từng loại. Tiếp đó là công đoạn nghiền sen thành bột. Bột sen sau khi nghiền nhỏ được chuyển vào một hệ thống máy chuyên dụng khác để ray mịn nhằm sàng lọc để thu được bột hương sen mịn tối đa, tạo được sản phẩm chất lượng hơn, đẹp mắt hơn. Sau đó, bột sen lại được tiếp tục trộn đều với keo thực vật (Bột bời lời – được xay nhuyễn từ lá và thân của cây bời lời, loại cây có khả năng kết dính như một loại keo nhưng hoàn toàn không độc hại, chuyên dùng cho sản xuất hương sạch) bằng một tỉ lệ vừa đủ, kết hợp với nước để tạo độ kết dính. Công đoạn tiếp theo là trộn bột với tỉ lệ phù hợp để tạo ra hương sen. “Tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng (hương dùng hằng ngày, hương cao cấp, hương dùng xông nhà, dùng cho thiền định, dùng để thư giãn…) mà người làm nhang tiến hành phân ra nhiều cấp độ mùi thơm khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo 100% hương sen nguyên chất”, nghệ nhân làm nhang Thái Thị Diệu Linh cho biết. Cuối cùng, công đoạn phơi nhang cũng công phu không kém. Bởi nếu nắng quá nhiều sẽ làm cây nhang cong vênh, nhưng không đủ nắng thì cây nhang sẽ ẩm, hương sen vì thế không thơm. Người phơi nhang luôn phải để mắt đến độ nắng, gió để đảm bảo thành phẩm của mình.

Trong sắc xuân lấp ló trên từng bông hoa, ngọn cỏ, mùi thơm nồng của nhang sen lan tỏa nhè nhẹ trong khói sương giữa chốn kinh đô trầm mặc dường như đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Anh Đằng bảo: “Nếu như nén nhang nghi ngút khói là sợi dây liên lạc với thế giới tâm linh, với tất cả tấm lòng thành kính của cháu con dâng lên ông bà tổ tiên. Thì nhang sen còn mang thêm những ý nghĩa đặc biệt khác giúp con người thư thái tâm hồn. Về lâu dài chúng tôi hy vọng sẽ đưa nhang sen xuất khẩu ra nước ngoài”.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)