Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Nông thôn “khát” lao động

Tạp Chí Giáo Dục

LĐ nông thôn vùng ĐBSCL thiếu việc làm. Bình quân mỗi năm, mỗi tỉnh, thành ở "vựa lúa" này có từ 10.000 – 20.000 LĐ nông thôn đổ về thành thị tìm tới các khu chế xuất, khu công nghiệp kiếm việc làm.

Hệ quả là, việc thuê mướn LĐPT ngay tại vùng nông thôn cũng phải… đỏ con mắt! Theo ông Đặng Văn Hậu – chủ vựa tràm ở Vĩnh Hưng (Long An) giáp ranh với Đồng Tháp, vựa của ông cần nhân công khuân vác, trả công 100.000 đồng/ngày, nhưng "chiêu sinh" mãi vẫn không có người chịu làm. Nhiều chủ ghe chở hàng ở ĐBSCL cũng không thuê được người lái, người phụ việc dù tiền công không dưới 2 triệu đồng/tháng.

Nhiều công việc thời vụ khác như phun xịt thuốc cho cây trồng, thu hoạch trái cây… với giá thuê mướn từ 70.000 – 100.000 đồng/ngày cũng không hấp dẫn được NLĐ. Thiếu hụt LĐ gay gắt nhất là vào vụ thu hoạch lúa. Trong khi thu hoạch bằng máy chưa đáp ứng nhu cầu, đến vụ thu hoạch hiện nay giá thuê công cắt lúa lên đến 1,5 – 2 triệu đồng/ha, song không dễ tìm được người chịu làm. 

Với giá trả công như vậy, thu nhập của LĐPT làm các công việc thời vụ tại vùng nông thôn không hề thấp hơn đi làm công nhân tại không ít DN. Vì sao LĐ nông thôn ở ĐBSCL vẫn đang có khuynh hướng "ly nông"? Nguyễn Thanh Tiền ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp)  – đang làm phụ bàn cho quán ăn ở TPHCM, thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng – cho biết, công việc chưa ổn định, song có cơ hội kiếm việc khác ổn định hơn.
 
Có thể thấy, ngoài tâm lý ra phố thị làm việc có điều kiện tiếp cận với không gian có nhiều sinh hoạt sôi động đáp ứng nhu cầu của LĐ trẻ, thì một số công việc ở nông thôn tuy thu nhập không thua kém đi làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp, song lại chỉ là công việc thời vụ, thiếu ổn định.

Theo laodong

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)