Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Nóng” trường mầm non

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhu cầu của phụ huynh vượt quá xa khả năng của các trường nên năm nào cũng vậy, mùa hè luôn là thời điểm căng thẳng nhất ở các trường mầm non (MN). Đó là khi các trường vừa chuẩn bị tuyển sinh năm học mới vừa tổ chức dạy hè.

Nỗi lo tìm trường

Tuy đầu tháng 7 các trường MN Q.Bình Thạnh, TP.HCM mới bắt đầu phát đơn nhập học, nhưng 2 tuần trước đó gia đình chị Tuyết (ngụ tại P.28, Q.Bình Thạnh) đã bắt đầu tìm trường cho con gái 3 tuổi. Theo đúng tuyến, con chị học trường MN 28 nhưng do trường này không tổ chức bán trú nên chị phải cầm đơn qua phường 27. Chị Tuyết cho hay: “Hai vợ chồng đi làm cả ngày, không học bán trú thì không ai trông cháu được”. Tuy vậy, chị Tuyết cũng buồn rầu nói: “Tính là nộp vậy thôi, chứ chưa gì mà đã nghe hết chỗ rồi”.
Phụ huynh mua hồ sơ nhập học tại trường MN Hoa Lư trong sáng ngày 6.7
 Ảnh: Đ.N.T
Năm học này, trường MN 27 Q.Bình Thạnh tuyển 90 chỗ học nhà trẻ và 45 chỗ lớp Mầm. Đây là một trong ít trường MN có chỉ tiêu tương đối

Thế nào là một trường mầm non tốt?

"Đó là trường phải có phòng sinh hoạt thoáng mát rộng rãi, vệ sinh, có đồ chơi, trang thiết bị đặc thù cho lứa tuổi MN, an toàn và tiện lợi. Có sân chơi hoặc sảnh chơi để trẻ vận động và hoạt động ngoài trời hằng ngày. Nhà bếp có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên và hiệu trưởng phải được đào tạo chuyên môn ít nhất là Trung cấp Sư phạm MN 12+2. Cấp dưỡng phải qua đào tạo, ít nhất là kỹ thuật viên sơ cấp nấu ăn. Có y, bác sĩ làm việc cả ngày hoặc bán thời gian để theo dõi sức khỏe và làm công tác y tế dự phòng về môi trường để phòng bệnh cho trẻ".

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh Trưởng phòng Mầm non Sở GD-ĐT TP.HC

cao, tuy nhiên, bà Võ Thị Phượng – Hiệu trưởng trường cho biết: “Hầu như năm nào cũng quá tải, nhất là số trẻ ở độ tuổi lớp Mầm, Chồi. Hiện trường có 19 lớp với 800 trẻ, sĩ số mỗi lớp khá đông từ 40 – 45 trẻ nên nếu nhận thêm vào sẽ rất khó khăn trong việc nuôi dạy”.
Tại trường MN 20-10, Q.1, nhiều phụ huynh cũng lo lắng không biết con mình có được nhận vào học hay không. Chị Hải có con trai 3 tuổi cho biết chị muốn xin cho con vào lớp Mầm của trường nhưng do các lớp Mầm và Chồi hiện tại của trường đã quá tải nên không thể nhận thêm nữa.
Giải pháp tư thục
Sự quá tải ở các trường công lập một phần do phụ huynh thường có tâm lý không an tâm khi gửi con ở các trường tư thục, nhất là các nhóm trẻ gia đình.
 Bà Võ Thị Phượng – Hiệu trưởng trường MN 27, Bình Thạnh thông tin: “Hiện có nhiều trường MN tư thục hoạt động rất tốt. Như ở địa bàn P.27 có 3 trường MN tư thục là trường Việt Nhi, Kim Đồng và Diệu Hà. 3 trường này có số lượng trẻ rất đông, hoạt động bài bản và tuân thủ các hoạt động của trường MN do Sở GD-ĐT quy định”. Bà Nguyễn Thị Mai Hương – Phó trưởng phòng phụ trách MN, Phòng GD-ĐT Q.5 cho biết: “Phụ huynh có con ở lứa tuổi nhà trẻ không xin được vào các trường công lập có thể tìm đến các nhóm trẻ gia đình do lứa tuổi này chủ yếu là nuôi. Đối với lứa tuổi lớn hơn như lớp Mầm, Chồi thì có thể học tại các trường MN tư thục”. Cũng theo bà Hương, tại Q.5 ngoài 21 trường công lập còn có 8 trường MN tư thục và 9 nhóm trẻ gia đình. Các nhóm, trường này đều được Phòng GD-ĐT quản lý, thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất, quản lý chuyên môn nội dung nuôi dạy giống như các trường MN công lập.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Trưởng phòng MN Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định: “Hiện nay, số trường MN tư thục phát triển mạnh, chất lượng rất tốt không thua kém gì trường công lại có nhiều ưu thế hơn vì sĩ số vừa phải, ngoài ra, các trường tư thục rất xem trọng chất lượng chăm sóc phục vụ trẻ vì điều đó khẳng định sự phát triển của trường”.

Bé đi học hè

Theo số liệu thống kê từ các trường, số lượng học sinh MN tham gia học hè chiếm 50% tổng số học sinh.
Gần nửa tháng nay, đi học về, mỗi buổi tối, bé Trần Tuệ Bình, trường MN Q.11 ê a hát, kể chuyện… Chị Nguyễn Thị Thoa, phụ huynh của bé, cho biết: “Tôi đi bán cơm cả ngày, không có thời gian để giữ con. Mấy hôm đầu gửi cháu đi học hè, cũng sợ cháu buồn nhưng chiều đón về thấy tâm trạng cháu rất thoải mái, tôi yên tâm vô cùng”…
Ở trường MN Hoa Lư (Q.1) thời khóa biểu hè từ thứ hai đến thứ năm học năng khiếu, võ thuật, ngoại ngữ và rèn kỹ năng hát, múa, kể chuyện… Riêng thứ sáu cuối tuần, tất cả học sinh cùng các giáo viên tham gia trò chơi vận động như kéo co, nhảy dây… Bà Lê Thị Kim Vân – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Những trẻ phải đến trường vào thời gian này có phần thiệt thòi hơn các bạn khác vì gia đình không có điều kiện chăm sóc hoặc đưa đi chơi đây đó. Vì vậy, mỗi giáo viên, mỗi nhà trường phải nỗ lực để tạo mọi điều kiện cho các bé vui chơi với tâm trạng hết sức vui vẻ”.
Các trường MN tại TP.HCM đều đồng loạt triển khai khóa học hè từ ngày 14.6 và kết thúc trong khoảng thời gian từ ngày 14 – 20.8.
Do sở giao quyền chủ động cho các trường nên việc thu học phí học hè của bậc MN có sự khác biệt. Có trường thu theo tháng, có trường thu theo tuần. Học phí theo quy định nhưng có quận cho phép tăng cao nhất khoảng 100.000 đồng/tháng.
Bà Trương Thị Việt Liên – Hiệu trưởng trường MN Q.11 cho biết: “Mùa hè, nhà trường thu học phí tăng cao hơn so với quy định 50 ngàn đồng/cháu/tháng, tức là nhóm nhà trẻ 300.000 đồng/tháng, mẫu giáo 250.000 đồng/tháng. Sau khi tính toán, ngoài lương theo ngân sách nhà nước, mỗi cô nhận thêm khoảng 6 triệu đồng trong dịp hè này”. Trong khi đó, trường MN Hoa Lư nhận học phí theo tuần, mỗi tuần 90.000 đồng/cháu.
Nếu không có điều kiện chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ hè thì việc gửi các bé đi học là phương án tối ưu. Ở góc độ chuyên môn, bà Kim Thanh – Trưởng phòng MN Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định: “Có thể đóng thêm một khoản tiền nhưng các trường MN không thu quá giới hạn mà luôn có sự kiểm soát của Phòng cũng như Sở GD-ĐT”.
B.Thanh
Phi Loan / Thanh Nien

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)