Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nốt ruồi lạ, vết thương lâu khỏi: Coi chừng ung thư da

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia y tế, ung thư da (UTD) là mt trong 10 loi ung thư thưng gp tính chung cho c nam và n. Nhng năm gn đây, UTD ngày càng có s gia tăng và tr hóa đ tui mc bnh. Dù UTD rt d nhn biết, tuy nhiên nhiu bnh nhân thiếu kiến thc v bnh và ch quan nên đến BV khi đã giai đon tr, thi gian sng ch còn đếm bng ngày…

Ngưi bnh đến khám ti BV Ung bưu TP.HCM. Ảnh: H.T

Phát hin UTD t nt rui đen

Gần đây bệnh nhân N.T.B.H (50 tuổi, TP.HCM) đã đến BV Ung bướu và được xác định UTD ở vị trí khá đặc biệt – trên gương mặt. Trước đó, khoảng hơn 1 tháng, ở cửa mũi bên phải của chị H. xuất hiện một sang thương giống như nốt ruồi đen. Khá bất ngờ và lo sợ đây là dấu hiệu bất ổn của sức khỏe, chị H. đã tìm đến một BV gần nhà. Tại đây, chị được các BS chẩn đoán bị UTD lành tính, được phẫu thuật cắt bỏ sang thương. Tuy nhiên sau phẫu thuật vị trí tổn thương không có dấu hiệu lành mà tiếp tục lan rộng hơn so với trước. Lo sợ hơn, chị H. đã nhanh chóng đến BV Ung bướu để khám.

BS Lê Văn Cường – Phó khoa Ngoại 3, BV Ung bướu – cho biết, bệnh nhân H. nhập viện trong tình trạng sang thương khoảng 15mm ở vị trí cửa mũi bên phải. Sau thăm khám và kết quả sinh thiết, bệnh nhân được xác định bị UTD ác tính. Bệnh nhân được tiếp tục chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần sang thương rộng hơn ca phẫu thuật trước đó. Sau đó, các BS tiếp tục cắt một phần da ở vùng má để khâu tạo hình tại vị trí đã phẫu thuật cho bệnh nhân. Về mặt thẩm mỹ, sau phẫu thuật bệnh nhân khá hài lòng và đã xuất viện.

BS Cường cho biết thêm, đối với những trường hợp bị UTD trên gương mặt thì phẫu thuật cắt bỏ sang thương không có gì khó khăn nhưng khó khăn lớn nhất là những kỹ thuật tạo hình sau phẫu thuật để gương mặt đỡ biến dạng. Cụ thể như bệnh nhân H. may mắn đến BV trong giai đoạn bệnh sớm nên tạo hình sau mổ thuận lợi hơn. Nếu bệnh nhân không đến BV kịp thời, sang thương sẽ diễn biến nhanh và lan rộng, khi phẫu thuật kích thước cắt bỏ rộng hơn tạo nên khuyết điểm thẩm mỹ. Ngoài ra khả năng di căn rất nhanh, cơ hội sống còn của bệnh nhân giảm xuống.

Không may mắn như bệnh nhân H., mới đây bệnh nhân nữ T.T.H.T (Q.10, TP.HCM) phát hiện mắc UTD ác tính ở giai đoạn muộn khi chỉ mới 28 tuổi. T. kể, khoảng một năm trước phát hiện có dấu hiệu không ổn ở vùng hậu môn; thậm chí khi đi vệ sinh còn ra ít máu và đau. Tự tìm hiểu trên mạng, thấy những dấu hiệu tương tự bệnh trĩ nên T. chủ quan không đến BV khám. Hơn 1 tháng trước, những cơn đau càng nặng hơn, xuất hiện vết loét, T. mới tìm đến BV ĐH Y Dược. Sau nhiều xét nghiệm, các BS xác định T. bị UTD ở giai đoạn muộn. Dự báo T. chỉ còn sống được khoảng 5 năm.

Cn thn khi có vết loét lâu lành

TS.BS.CKII Đặng Huy Quốc Thịnh – Phó Giám đốc BV Ung bướu – cho biết, UTD được chia làm 2 loại chính và phổ biến nhất. Cụ thể là Carcinôm tế bào đáy (tổn thương xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), Carcinôm tế bào gai (có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào, đặc biệt là vùng da trước đó đã có bệnh lý như vết phỏng, sẹo cũ… là dạng UTD nguy hiểm, diễn tiến rất nhanh, dễ di căn hạch và khó điều trị). Đối với UTD dạng Carcinôm tế bào đáy, nguyên nhân do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, là dạng ung thư dễ phát hiện nhất, nhưng một số vùng miền núi do tâm lý chủ quan, khi tổn thương lan vào mũi, mắt mới đi khám thì đã trễ nhưng vẫn xử trí được. Đối với UTD tế bào gai, ngoài nguyên nhân do ánh nắng mặt trời thì do vết sẹo cũ. Bệnh nhân phải được phẫu thuật, xử trí cắt bỏ vùng da xung quanh, sử dụng phương pháp hóa trị, điều trị bằng phương pháp miễn dịch…

Dạng thứ 3 rất nguy hiểm là u hắc bào ác tính, ung thư trên da nhưng cũng có thể gặp ở các vùng khác như ruột, trực tràng… Đây là dạng UTD rất nguy hiểm bởi diễn tiến nhanh, di căn vào các bộ phận khác như gan, phổi, xương; điều đáng nói là đáp ứng hóa trị, liệu pháp miễn dịch kém.  Ở giai đoạn 3, 4 đã có di căn thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn không có.

Hiện nay UTD được thống kê là một trong 10 loại ung thư thường gặp tính chung cho cả nam và nữ. Tại BV Ung bướu, trung bình một năm tiếp nhận khoảng 150-180 trường hợp mắc mới.

BS Thịnh chia sẻ, triệu chứng của UTD không khó để chẩn đoán. Theo đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất xuất hiện vết loét lâu ngày không lành, đặc biệt là ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, những vùng da có vết sẹo phỏng cũ, thay đổi nốt ruồi lành tính thành ác tính…

“Để phòng ngừa UTD, người dân cần chủ động bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời bằng việc mặc áo dài, găng tay, nón rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Đi tắm biển, hạn chế phơi nắng quá lâu dưới ánh nắng. Đặc biệt, khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, tia cực tím nguy hiểm nhất, người dân nên hạn chế ra ngoài. Bên cạnh đó, chế độ ăn lành mạnh tốt cho da (rau xanh, trái cây tươi). Ngoài ra, đối với UTD tế bào gai, không có giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhưng phải cố gắng tránh những chấn thương vết thương lặp đi lặp lại trên nền sẹo cũ, hạn chế phần nào nguy cơ gây bệnh. Người dân nên sử dụng thường xuyên và hợp lý vitamin A theo chỉ dẫn của BS cũng có thể giúp ích hạn chế những nguy cơ UTD.

Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)