Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

NSND Thu Nhân: Lửa nghề cháy mãi!

Tạp Chí Giáo Dục

Gn 70 tui, ngh sĩ nhân dân (NSND) Nguyn Th Thu Nhân – nguyên din viên ca Nhà hát tung Nguyn Hin Dĩnh Đà Nng vn lng l “cháy” hết mình vi ngh thut tung. Đó là nhng bui thao ging truyn ngh cho thế h tr và t tay làm ra nhng trang phc, mũ mão đ phc v cho các v din.

Duyên n vi tung

Dù đã nghỉ hưu nhiều năm, căn nhà nhỏ cũ của NSND Thu Nhân trên con đường nhỏ thuộc phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) vẫn là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ diễn viên trẻ theo nghệ thuật tuồng. Những cuộc gặp gỡ cùng người nghệ sĩ già đôi khi là tâm tư chuyện nghề, học hỏi kinh nghiệm hoặc đặt trang phục, mũ mão để phục vụ cho các vở diễn mới.

Câu chuyện nghề với NSND Thu Nhân bao giờ cũng vậy, như mạch nối không dứt rời dành trọn tình yêu, dù có lúc tuồng lâm cảnh chợ chiều. Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo thuộc tỉnh Nghệ An, năm 17 tuổi, Thu Nhân đầu quân vào Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, theo nghiệp diễn tuồng. 3 năm sau đó, tốt nghiệp khóa đào tạo, bà đầu quân vào Đoàn tuồng Liên khu 5B, phục vụ biểu diễn ở chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng, biểu diễn cho bộ đội xem trước khi vào trận trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. “Biểu diễn thời chiến không thể nói đi là đi. Trước đó cả tháng, anh em trong đoàn phải tập gùi, cõng, vượt núi đèo, tránh máy bay địch phát hiện… Ngày đó từ Bắc vào miền Trung chỉ rặt đi bộ, xuyên qua rừng núi hiểm trở. Việc biểu diễn phải di chuyển liên tục, đôi khi vừa diễn xong một suất là phải gói gọn ba lô đi ngay để tránh bị phát hiện”, NSND Thu Nhân nhớ lại. Chiến tranh gian khổ nhưng tình yêu tuồng vẫn thường trực. “Sân khấu ngày đó chỉ là một vạt cỏ, xung quanh bốn bề cây cối nhưng ai cũng say sưa diễn. Nhiều đêm đang diễn, mưa ào xuống khiến ai nấy đều ướt sũng. Nhưng chỉ cần nhìn thấy nụ cười vui vẻ của các chiến sĩ sau mỗi đêm diễn là mọi khổ nhọc vơi đi”, bà Nhân bộc bạch.


 tui tht thp lai hy, NSND Thu Nhân vn mit mài truyn ni ngn la yêu tung cho bao thế h tr

Hòa bình lập lại, bà Nhân kết duyên cùng NSƯT Cao Đình Liên – một đạo diễn tuồng, sinh ra và lớn lên cùng quê, cùng theo học một khóa tại Hà Nội và cùng đầu quân về Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Bà bảo, hai vợ chồng đều theo nghiệp tuồng, cuộc sống nhiều lúc thật sự khó khăn. Có thời điểm lương hai vợ chồng chỉ có 700 ngàn đồng, vừa phải duy trì cuộc sống vừa nuôi con theo học ĐH tận TP.HCM nhưng không nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Có lúc cân nặng chạm mốc 35kg, đi diễn phải mặc thêm nhiều áo len dày cộm bên trong, thế mà vẫn say nghề. Thậm chí đêm về ngủ còn mơ thấy mình chuẩn bị đi diễn. Suốt mấy chục năm theo nghề, Thu Nhân để lại trong lòng khán giả miền Trung nhiều vai diễn ấn tượng. Như Nguyệt Hạo (Sơn Hậu), Trưng Trắc (Trưng Nữ Vương), Ái Nương (Trần Bình Trọng), Mỵ Châu (Mỵ Châu – Trọng Thủy), Lý Chiêu Hoàng (Lịch sử hãy phán xét), Thúy Ngọc (Nguyễn Duy Hiệu), Bạch Xà (Thanh Xà – Bạch Xà), Vợ Tri Huyện (Nghêu, Sò, Ốc, Hến), Loan Dung (Lý Phụng Đình), Xuân Hương (Ngoại tổ dâng đầu), bà Châu (Lửa trong tim)… “Vợ chồng tui yêu tuồng như tình yêu chúng tôi dành cho nhau. Dù khó khăn nhưng vẫn động viên nhau bền bỉ. Đó là duyên nợ của mình”, ngồi cạnh vợ, NSƯT Cao Đình Liên nói.

Truyn ngh cho thế h tr

Ở tuổi thất thập, vợ chồng NSND Thu Nhân và NSƯT Cao Đình Liên vẫn lặng thầm phía sau cánh gà để tiếp sức cho thế hệ trẻ tiếp tục duy trì lửa tuồng. Dường như Thu Nhân ít khi có thời gian rảnh. Lúc thì bà ra tận thủ đô trình diễn vở tuồng mẫu, lúc khác lại đứng lớp truyền nghề cho thế hệ trẻ ở Huế, Quảng Nam và cả lứa nghệ sĩ trẻ ở Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Nơi nào cần, bà đều có mặt. Trên bục giảng, bà vẫn cháy hết mình như thuở thanh xuân trên sân khấu. Tận tình và nhiệt huyết trong từng cử chỉ, trường đoạn. “Là người yêu tuồng, chỉ cần tuồng sống thì mình không ngại khó khăn”, NSND Thu Nhân bày tỏ. Gần chục năm nay, Đà Nẵng đưa tuồng vào trường học, Thu Nhân lại tất bật với những tiết dạy trao truyền tình yêu tuồng cho các cháu học sinh. “Mỗi khóa học có đôi ba cháu tiếp thu nhanh, diễn bằng đam mê là mình thấy hạnh phúc lắm. Không phải tất cả học sinh qua lớp học đều trở thành nghệ sĩ tuồng nhưng ít nhất các cháu biết một cách chính thống để có thể định hình thế nào là nghệ thuật tuồng truyền thống của một vùng đất. Mưa dầm thấm lâu, tôi tin bằng cách ấy, tuồng sẽ được nối truyền”, NSND Thu Nhân trải lòng.


V chng NSND Thu Nhân và NSƯT Cao Đình Liên vn gn bó vi tung
 tui tht thp, v chng NSND Thu Nhân và NSƯT Cao Đình Liên vn lng thm phía sau cánh gà đ tiếp sc cho thế h tr tiếp tc duy trì la tung. Dưng như Thu Nhân ít khi có thi gian rnh. Lúc thì bà ra tn th đô trình din v tung mu, lúc khác li đng lp truyn ngh cho thế h tr  Huế, Qung Nam và c la ngh sĩ tr  Nhà hát tung Nguyn Hin Dĩnh. Nơi nào cn, bà đu có mt. Trên bc ging, bà vn cháy hết mình như thu thanh xuân trên sân khu. Tn tình và nhit huyết trong tng c ch, trưng đon.

Không chỉ truyền nghề trên sân khấu, NSND Thu Nhân còn tranh thủ thời gian để làm thêm trang phục cho nghệ sĩ tuồng. Tỉ mẫn những công đoạn cuối cùng của chiếc mũ Kim Khôi – mũ mão dành cho nhân vật vua quan cung đình, NSND Thu Nhân bảo, tuồng quy định rất nghiêm ngặt về trang phục dành cho từng tuyến nhân vật. Vì thế, trong câu chuyện truyền nghề, bà luôn nhấn mạnh để thế hệ trẻ tiếp thu nhằm tránh việc đánh mất những quy tắc đặc trưng của nghệ thuật truyền thống.

Các nghệ sĩ trẻ trên cả nước vẫn thường tìm về, đặt nhờ bà thêu may các trang phục để phục vụ biểu diễn. “Mỗi món đồ trang phục cũng phải mất hàng tuần đến cả tháng. Mình vừa làm vừa hướng dẫn để người nhận thành phẩm hiểu rõ hơn về tuồng. Giữ lửa nghề cũng là để yêu trọn nghề của mình, để thấy ở tuổi này, mình vẫn còn yêu tuồng như thuở trẻ”, NSND Thu Nhân bộc bạch.

Đi trọn một đời tuồng. “Tuổi tác khiến tôi quên nhiều thứ, duy chỉ có những lời ca trong các vở tuồng là vẫn nhớ rõ mồn một. Đó là nhờ ơn của tổ nghề. Vì thế phải tiếp tục giữ ngọn lửa để trao cho thế hệ sau mình”, NSND Thu Nhân trải lòng.

Thiên Phúc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)