Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nữ bác sĩ và duyên nợ với xóm núi

Tạp Chí Giáo Dục

“Thi đim tt nghip Trung cp Y tế Qung Tr và c sau này khi hoàn thành chương trình bác sĩ chuyên khoa I – ĐH Y Dưc Huế, tôi đu có nhiu cơ hi công tác thành ph – nơi có nhiu điu kin phát trin chuyên môn, ngh nghip. Nhưng c hai ln bưc chân ca tôi đu hưng v vi bà con min núi. Đó là cơ duyên và bây gi là ân nghĩa”, bác sĩ Hàn Lê Vân – Trung tâm Y tế huyn Hưng Hóa (Qung Tr) bc bch.


Trưc nhiu la chn, bác sĩ Hàn Lê Vân vn ch li vi bn làng vùng cao

Đưng v x “hơn sưng”

Nhiều người nói lái gọi địa danh xã Hướng Sơn (huyện miền núi Hướng Hóa) là vùng đất “hơn sướng”. Trong ký ức của bác sĩ Hàn Lê Vân xứ “hơn sướng” ấy lưu lại như những trang nhật ký cuộc đời khó quên với đủ các cung bậc buồn, vui, sướng khổ. Năm 2005, tốt nghiệp Trung cấp Y tế Quảng Trị, Hàn Lê Vân tình nguyện lên vùng cao Hướng Hóa để công tác. “Tôi cũng đắn đo nhiều lắm, cơ hội ở lại Đông Hà lúc ấy rất rõ ràng. Thế rồi vẫn đi, không phải vì thanh xuân lãng mạn mà vì trước đó trong những ngày tháng ngược lên miền núi thực tập, thấy đời sống của bà con vất vả quá nên thương”, bác sĩ Hàn Lê Vân kể.

Ngày nhận công tác về Hướng Sơn – một xã cách thị trấn Khe Sanh hơn 40km. Bác sĩ Hàn Lê Vân gói ghém hành trang lên chiếc xe máy rồi đi. Tâm trạng háo hức dần nhường chỗ cho những thoáng âu lo khi cung đường đến Hướng Sơn mỗi lúc một hiểm trở, vắng vẻ. Bác sĩ Hàn Lê Vân kể: “Có đoạn qua cây cầu tạm, tôi xoay xở mãi nhưng không cách gì qua được. Tôi bất lực bỏ xe máy lại, vác đồ đạc lên vai đi qua, đến giữa chừng thì choáng vì cầu rung. Sao mình lại chọn nơi này để đến? – câu hỏi đó vang lên trong đầu tôi nhưng sau giây phút định thần, chân tôi vẫn hướng về phía trước”.

Hướng Sơn những năm ấy thiếu thốn đủ thứ. Trạm y tế tạm bợ. Chỉ có sự chân chất của bà con là nguồn động viên, tiếp sức cho bác sĩ Hàn Lê Vân ở lại. “Có đêm đang ngủ, tôi nghe tiếng đập cửa khẩn cấp. Một người đàn ông giọng nói rất gấp: “Bác sĩ ơi cứu vợ tui với. Vợ tui sinh con nhưng mãi chưa sinh được”. Tôi vớ vội túi y cụ, dắt xe máy đi theo thì bất ngờ sau lưng xuất hiện thêm một người đàn ông nữa. Giây phút đó tôi nghĩ chắc là cướp dàn cảnh. Tôi bảo, tôi chỉ có chiếc xe, các anh cứ lấy đi thì người kia cười và nói: “Miềng đẩy xe giúp bác sĩ thôi”.  Đêm đó, trong căn nhà sàn ở một bản làng hiểm trở ở Hướng Hóa, một ca sinh nở mẹ tròn con vuông. Chủ nhà là trưởng thôn Uply II, xã Thuận nắm chặt tay bác sĩ Hàn Lê Vân nói lời cảm ơn trong xúc động.

Bác sĩ Hàn Lê Vân chia s: “Nếu đưc chn la tôi vn s chn bưc đưng đang đi. Càng quý nếu có thêm nhiu ngưi bn đng hành cùng nhìn v phía trưc – phía nhng bà con nghèo đang cn, đ hành trình bn b hơn. Như thế, nhng ngưi dân vùng cao còn nhiu thiếu thn, khó khăn s không cm thy thit thòi vi ngưi thành ph”. 

Ở miền núi, bà con thường hay xem việc ốm đau là do Giàng quở trách. Nhiều ca mắc sốt rét ác tính rất nguy hiểm được bác sĩ Lê Vân đến tận nhà khám, chẩn đoán và thuyết phục chuyển lên tuyến trên. Những lời khuyên đúng đắn đó giúp bà con dần tin tưởng. Từ đó ốm đau đều tìm đến trạm xá chữa trị. Bác sĩ Hàn Lê Vân nói, ở Hướng Sơn ngày đó rất vất vả. Nhiều thứ thiếu thốn và tạm bợ. Mỗi lần từ Hướng Sơn về nhà ở Khe Sanh, bác sĩ Hàn Lê Vân đều dành dụm những đồng lương của mình mua một số thuốc men, thực phẩm mang vào để giúp bà con khi cần thiết. Bác sĩ Hàn Lê Vân bảo, đời sống vất vả còn tình cảm của bà con là tỷ lệ nghịch. Họ coi chị giống như người nhà. Thậm chí lúc biết chị nhận nhiệm vụ đến một địa bàn khác, ai cũng buồn. Bà con còn bàn nhau nếu có thể ở lại, họ sẽ giúp dựng nhà, xây dựng đời sống như một người dân bản thực thụ ở Hướng Sơn. Tình cảm ấy mỗi lúc nhắc lại, trong chị vẫn dâng tràn cảm xúc mến thương.

Đi đ tr v

Rời Hướng Sơn, bác sĩ Hàn Lê Vân nhận nhiệm vụ về Trạm y tế xã Thuận rồi đến Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa. Quá trình đó chị tiếp tục trau dồi chuyên môn, hoàn thành chương trình bác sĩ đa khoa và tiếp đó là bác sĩ Chuyên khoa I – Khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Hàn Lê Vân kể: “Những ngày tháng học chuyên khoa I ở Huế, được thầy cô, bạn bè, anh chị đồng nghiệp tạo mọi điều kiện để làm việc nâng cao tay nghề, học hỏi lý thuyết, tiếp cận và chẩn đoán nhiều ca bệnh khó. Tìm mọi phương pháp để tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, học lý thuyết và thực hiện thuần thục những kỹ thuật như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng… Thấy gì cũng muốn học, học thật kỹ chỉ để mong sau này về phục vụ bà con miền núi”.


Bác sĩ Hàn Lê Vân đang khám bnh, ni soi chn đoán hình nh cho bnh nhân min núi Hưng Hóa

Cũng không ít lời mời chào sau ngày bác sĩ Hàn Lê Vân hoàn thành khóa học. Trước mỗi đắn đo, chị đều chọn trở về. Ánh mắt ngấn lệ của em nhỏ, cái bắt tay cảm ơn của người lớn còn quý hơn cả mọi điều kiện ở thành phố. Nhiều ca bệnh nhồi máu cơ tim sớm được bác sĩ Lê Vân nhận biết và tư vấn đi đúng tuyến, kịp thời. “Bệnh viện tuyến huyện, miền núi, nhiều trang thiết bị và dịch vụ còn hạn chế nhưng ở đó mình thấy hạnh phúc khi giúp đỡ được bà con”, bác sĩ Hàn Lê Vân nói.

Ngày đơn vị có máy chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ Hàn Lê Vân cùng đồng nghiệp rất vui. Họ thường nói với nhau: “Có máy chụp cắt lớp vi tính bà con mình đỡ nhiều lắm, ngã xuống được chụp cái CT thì yên tâm, lỡ có gì cũng chạy sớm được”. Bác sĩ Hàn Lê Vân kể, nhiều đêm đã nằm trong chăn ấm, ngoài trời mưa lớn, khi được gọi có ca bệnh cũng sẵn sàng tung chăn dậy đi vì nghĩ rằng nếu đó là người thân của mình thì sao và nếu chậm giờ phút nào thì nguy cơ tăng thêm rất cao.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)