Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Nữ sinh sáng chế túi phân hủy

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc vic ngưi dân dùng túi nilon quá nhiu gây nh hưng đến môi trưng sng, hai n sinh Trưng THPT chuyên Quc hc Huế là Nguyn Cm Bình Minh (lp 12) và Nguyn Cm Kiu Khanh (lp 11) đã chế ra “Túi sinh hc kháng khun có kh năng phân hy thay thế túi nilon”. Sn phm đưc mi ngưi đánh giá có tính ng dng thc tin cao…

Nguyn Cm Kiu Khanh và Nguyn Cm Bình Minh trong phòng thí nghim

Chia sẻ về điều kiện nảy sinh ý tưởng, Kiều Khanh cho biết: “Từ lâu rồi vấn đề sử dụng túi nilon đã gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống con người, vì túi nilon rất khó phân hủy nên nó gây ra rất nhiều tác hại xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe con người. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi nó lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Trong thực tế, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Năm lớp 9, em được học về nano bạc kháng khuẩn, đến lớp 10, khi học về tinh bột thì em nhận thấy là hồ tinh bột sắn có khả năng tạo màng mỏng rất tốt… Từ đó, em có suy nghĩ đến việc sử dụng các nguyên liệu này để làm thành những chiếc túi sinh học thay thế túi nilon. Từ suy nghĩ đó, em đã bàn với chị Bình Minh cùng lên kế hoạch chi tiết”.

Sau khi liên hệ các kiến thức đã học, tháng 7-2016, Bình Minh và Kiều Khanh bắt tay vào thực hiện đề tài. “Ý tưởng ban đầu là một chuyện nhưng thực hiện được nó là cả một quá trình. Có nhiều buổi chúng em phải ở lại phòng thí nghiệm đến 7 giờ tối để làm cho xong một công đoạn này đó. Có khi áp lực giữa việc học và nghiên cứu làm chúng em hụt hơi muốn bỏ cuộc. Những lúc ấy hai đứa lại lấy động lực từ ý nghĩ làm sao để mẹ mỗi ngày ra chợ không phải dùng túi nilon nữa, vậy là cố gắng. Vấn đề nào chưa hiểu chúng em tìm đến hỏi thầy hướng dẫn”, Bình Minh chia sẻ.

Sau nửa năm ròng rã nghiên cứu, thực nghiệm, sản phẩm túi sinh học kháng khuẩn được hoàn thành bằng 3 thành phần chính, đó là dung dịch nano bạc, PVA (một nguyên liệu tổng hợp, không độc, tan trong nước, dễ gia công, có thể kết hợp với một số nguyên liệu sinh học và có độ đàn hồi rất tốt) và tinh bột sắn. Bình Minh giải thích, các chất chứa trong dung dịch bạc nano tạo sự ổn định và tăng cường tính chất kháng khuẩn của dung dịch, còn tinh bột sắn có khả năng tạo túi mỏng đồng thời có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên với thời gian ngắn, không gây ô nhiễm, độc hại.

Nguyn Cm Kiu Khanh đang pha chế nguyên liu làm túi sinh hc kháng khu

Một ưu điểm khác là túi sinh học có khả năng kháng khuẩn để gói rau quả thay thế một phần túi PE, PVC, PP (thành phần vật liệu chính tạo thành túi nilon). Túi sinh học có khả năng phân hủy thay cho túi nilon và túi bọc thực phẩm làm bằng polietilen để giảm thiểu ô nhiễm. “Chúng em đã so sánh độ bền kéo đứt của chất hóa dẻo và chất tạo liên kết glycerol, cho thấy độ bền kéo đứt của túi sinh học chế tạo từ tinh bột sắn có giá trị gần bằng độ bền kéo đứt của các chất hóa dẻo, chất tạo liên kết. Như vậy, túi sinh học chế tạo được ở các tỷ lệ này có khả năng sử dụng để sản xuất bao bì”, Bình Minh cho biết. Bên cạnh đó, túi có khả năng hút ẩm tăng theo thời gian. Theo đó, kết quả kiểm tra các hoạt tính kháng khuẩn của túi sinh học bằng phương pháp vòng kháng khuẩn với hai vi khuẩn E.Coli và Salmonela chứng minh túi có hoạt tính kháng khuẩn tốt. Kiều Khanh cho biết mức chi phí trung bình mỗi túi làm thủ công khoảng 400 đồng, và sẽ rẻ hơn nếu được đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt. Sản phẩm nếu được chuyển giao công nghệ sẽ thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Với sản phẩm này, Bình Minh và Kiều Khanh xuất sắc đoạt giải nhất lĩnh vực hóa sinh của Hội thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2017; giải nhất cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2017. Sắp tới, hai em sẽ mang sản phẩm tham dự cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Chia sẻ về điều này, Kiều Khanh cho biết: “Khi nhận tin sản phẩm được tham gia cuộc thi toàn quốc thì cảm giác của hai chị em rất vui. Chúng em rất hạnh phúc vì những nỗ lực của mình bỏ ra bây giờ đã được đền đáp. Trong tương lai, chúng em muốn tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm để có thể tìm ra một công thức tối ưu nhất. Đặc biệt, nếu được các nhà đầu tư quan tâm để đưa sản phẩm vào sản xuất đại trà thì sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường sống”.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)