Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nữ tiến sĩ Việt giảng dạy tại ĐH Columbia

Tạp Chí Giáo Dục

Khao khát mun đưc đi nưc ngoài đ m rng tm nhìn, cô giáo Nguyn Th Hng Hoa, sinh năm 1981, nguyên ging viên ĐH Quc gia Hà Ni đã mnh dn apply hc bng, tr thành nghiên cu sinh quc tế duy nht trong bn ngưi trúng tuyn vào ngành ngôn ng hc giáo dc ca ĐH Pennsylvania (UPenn) và là ging viên ngưi Vit duy nht đưc mi ging dy ti ĐH Columbia (Hoa K).


TS. Nguyn Th Hng Hoa cùng đng nghip ti M

Khát khao m rng tm nhìn

5 năm công tác ở Khoa Sư phạm tiếng Anh (ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội), cô Nguyễn Thị Hồng Hoa thường được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng từ các thầy cô và đồng nghiệp. “Khao khát muốn được đi nước ngoài để mở rộng tầm nhìn, tôi muốn tìm cách tới một trường ĐH nào đó ở Mỹ để làm nghiên cứu sinh. Lúc đó, tôi cũng dạy luyện thi TOEFL và GRE ở trung tâm nên rất tự tin với hai kỳ thi chuẩn này để nộp hồ sơ vào các trường ở Mỹ. Một năm trước khi nộp hồ sơ, tôi thi TOEFL, dành rất nhiều thời gian chuẩn bị thi GRE (bài thi dành cho người bản xứ và sinh viên quốc tế để đánh giá năng lực học thuật ở bậc sau ĐH). Vừa viết luận văn thạc sĩ, vừa ôn thi GRE. Tôi hoàn thành bài thi này trước khi hoàn thành luận văn thạc sĩ và nộp hồ sơ vào mùa thu ngay sau đó”, TS. Hồng Hoa kể.

Nói v hành trình “chm” đến ưc mơ ca mình, TS. Nguyn Th Hng Hoa cho biết: “Tôi thưng chu khó đc nhiu và đc k các sách, báo chuyên ngành. Vic tích lũy kiến thc ca tôi đã bt đu t rt sm. Nim vui ca tôi là khi t hc đưc nhng điu mi m. Dù  ngành nào, kiến thc bao la rng ln, ch có cách duy nht là tìm ra nhng ch đ mình quan tâm và cho rng có nhiu giá tr, ri t đó bn b tích lũy qua thi gian”.

Việc nộp hồ sơ được TS. Hồng Hoa thực hiện khá âm thầm vì đây là con đường hình như chưa có ai đi trước đó ở khoa. Cô lên các diễn đàn online, trao đổi với bạn bè ở các ngành, trường ĐH khác trong nước để tìm hiểu xem họ đã làm thế nào để cạnh tranh với các đối thủ đến từ Mỹ và toàn cầu. Cô đã học được từ các diễn đàn đó một điều quan trọng: Các ứng viên của học bổng này sẽ phải thể hiện năng lực của mình một cách xuất sắc nhất. Dù chưa bao giờ tham gia cạnh tranh ở tầm quốc tế nhưng cô khá tự tin vào năng lực tiếng Anh cũng như kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình. “Tôi đã hoàn thành tốt vai trò một người học chủ động. Tôi luôn cố gắng học hỏi từng ngày, thường tích cực đọc thêm nhiều tài liệu khác để trau dồi các kỹ năng ngôn ngữ và chuyên môn sư phạm. Tôi viết bài luận với cả trái tim và khối óc của mình. Tôi nghĩ rằng mặc dù trước đó tôi chưa từng rời khỏi Việt Nam, lượng kiến thức mà tôi đã tích lũy được không thua kém gì bạn bè quốc tế. Khi UPenn phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng, tôi hồi hộp nhấc điện thoại nói chuyện lần đầu tiên với giáo sư người Mỹ, Teresa Pica và hai giáo sư khác. Tôi nói chuyện tự nhiên, trôi chảy, nhấn mạnh vào kinh nghiệm và kiến thức của mình. Tôi được chọn. Sáu tháng sau, tôi đặt chân đến UPenn. Chỉ đến khi gặp gỡ bạn đồng khóa, tôi mới nhận ra mình là sinh viên quốc tế duy nhất của năm đó. 3 người còn lại đều là người Mỹ và tất nhiên là họ có bằng cử nhân, thạc sĩ ở các trường danh tiếng tại Mỹ. Giáo sư cũng nói thêm với tôi là chưa hề có nghiên cứu sinh người Việt Nam nào trong lịch sử chương trình ngôn ngữ học trong giáo dục tại UPenn. Tôi cho rằng tôi rất may mắn. May mắn đó đến từ nỗ lực học tập và làm việc không ngừng nghỉ từ những năm học ĐH và thạc sĩ tại ĐH Quốc gia Hà Nội”, TS. Hồng Hoa chia sẻ.

Th thách bn thân

Khi nộp hồ sơ vào ĐH Columbia, Hồng Hoa vừa mới bảo vệ luận án tiến sĩ thành công. Đó là tháng 4-2014. TS. Hồng Hoa cho biết: “Tôi lúc đó chỉ có chút ít kinh nghiệm giảng dạy tại Mỹ. Mấy năm cuối trong chương trình PhD, tôi được tin tưởng giao dạy một số lớp cho bậc thạc sĩ và dạy chứng chỉ tiếng Anh cho đối tượng muốn tìm hiểu ngành TESOL. Dù vậy, tôi nghĩ cứ thử nộp đơn xem sao, chỉ mất chút thời gian thôi mà. Quan điểm của tôi là không ngại thất bại, không ngại người khác đánh giá mình chưa đủ năng lực. Thật ra, tôi rất thích thú trong quá trình làm hồ sơ xin việc và không cảm thấy áp lực phải tìm được việc thì mới hài lòng. Tôi coi quá trình xin việc như một chuyến đi khám phá bản thân vậy. Về sau tôi có nói với một bạn người Việt Nam là: Lúc làm hồ sơ xin việc chính là một cơ hội để mình đánh giá lại tất cả những kiến thức và trải nghiệm của mình. Nó gần như là một cơ hội tìm ra triết lý về bản thân, về nghề nghiệp và cũng là về cuộc sống”.


TS. Hng Hoa cùng sinh viên trong l tt nghip

TS. Hồng Hoa chia sẻ, việc nộp hồ sơ vào làm giảng viên thời điểm đó chỉ đơn giản là để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho ở lại Mỹ làm việc thử sức một vài năm. Một điều khác mà cô quan tâm là công việc này có phù hợp với sở trường của mình không, có tạo ra thử thách thú vị và những mục tiêu mới cho cô phấn đấu không. Cô luôn tin chắc rằng đó là hướng đi bền vững. Cô bảo, con số trên bảng xếp hạng có thể thay đổi theo thời gian, nhưng giá trị do công việc thực chất tạo ra hàng ngày mới là điều cô theo đuổi.

Những ngày đầu giảng dạy ở ĐH Columbia, TS. Hồng Hoa cũng gặp không ít áp lực, nhất là học kỳ đầu tiên. TS. Hồng Hoa dành nhiều thời gian chuẩn bị bài giảng nhất có thể. Cô luôn cố gắng đọc nhiều, chuẩn bị tài liệu, thiết kế hoạt động hay hơn nữa. Bên cạnh đó, cô còn học hỏi thêm kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)