Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nửa đêm dắt trộm bò ra xẻ thịt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tỉnh Vĩnh Long đang rộ lên nạn thịt trộm bò táo tợn. Ban đêm nhằm lúc chủ nhà ngủ say, bọn trộm lẻn vào dắt bò ra chỗ khuất, dùng búa đánh gục, xẻo gọn 4 đùi, cắt bộ lưỡi, bộ đuôi rồi tháo chạy.

"Con bò" mà bọn trộm để lại.

 Sáng 1/3, ông Võ Thanh Hòa ở ấp Phú Nghĩa, xã Tân Phú, Tam Bình, ra mở chuồng dắt bò đi ăn thì hốt hoảng phát hiện chuồng trống hoác. Con bò mẹ và bò lứa chưa hết ngơ ngác hốt hoảng. Cách chừng 100m là một đống xác, xương sườn, lông tai của một con bò cái sắp đẻ lấp dưới đống rơm.

Con bò bị kẻ trộm xẻo đùi được ông mua làm giống 3 năm trước với giá 12 triệu đồng. Bò đang có chửa sắp đến ngày sinh thì bị giết trộm, gây thiệt hại cho ông Hòa chừng 15 triệu đồng. Song với ông Hòa, mất mát này không chỉ tính bằng tiền, bọn trộm đã cướp đi của ông niềm hy vọng.

Trước đó vào dịp Tết Nguyên đán 2009, ông Nguyễn Hữu Dũng ở ấp An Hưng cũng bị kẻ trộm dắt con bò mộng ra khoảng vắng, xẻo mất 4 đùi, chỉ để lại cho ông bộ khung và đống da bò bấy nhầy. Khi mọi người đang vui xuân năm trâu, gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở xã Mỹ An, huyện Mang Thít cũng bị bọn trộm cướp đi 1 con bò. Ngay đầu năm Sửu, nhiều gia đình nông dân đã mất đi “đầu cơ nghiệp”. 

Chủ tịch UBND xã Tân Phú – ông Phạm Văn Chiến – cho biết: gần đây được nghe nhiều tin đồn đại về các vụ trộm bò trong huyện; cứ ngỡ đó là chuyện xảy ra ở đâu xa xôi. Chỉ đến khi nhà ông Hòa bị giết trộm bò, ông mới giật mình nhắc nhở bà con làm chuồng chắc chắn, đêm ngủ có người trông coi bò. 


Người nông dân mất bò rồi mới hốt hoảng lo làm chuồng.
Tình trạng trộm bò xẻo đùi lấy thịt đang trở thành vấn nạn và là nỗi lo của những người nông dân nghèo tỉnh Vĩnh Long. Ở vùng ĐBSCL đang có chương trình giúp các hộ nghèo nuôi một, hai con bò. Những hộ này thường làm chuồng bò đơn sơ hoặc có người chỉ buộc quanh nhà. Tình trạng bọn trộm bò xẻo thịt ban đêm hoành hành thực sự trở thành bức xúc cản trở công việc xóa đói giảm nghèo. 

“Mất bò mới lo làm chuồng” không chỉ là câu ví von dân gian mà đang trở thành biện pháp tích cực nhất của các gia đình chăn nuôi trâu bò ở Vĩnh Long, Trà Vinh và các tỉnh ĐBSCL.

Phạm Tâm (Dân trí)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)