Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nước cũng gây bệnh!

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch đi vi các loi thc phm, bnh tt ngày nay có th lây lan qua ngun nưc sinh hot và ăn ung. Sc khe con ngưi có th b nh hưng nếu ngun nưc bn do b ô nhim nghiêm trng.

Áp phích khuyến cáo ngưi dân dùng nưc sinh hot an toàn ca Trung tâm Y tế D phòng TP.HCM

Theo nhận định của Trung tâm Y tế Dự phòng (TP.HCM) chất lượng nước dùng để ăn uống, sinh hoạt không đạt theo tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

c cũng gây bnh

Nếu người dân ở các quận trung tâm nội thành được sử dụng nguồn nước sạch từ nhiều năm nay thì ở các quận huyện ngoại thành và cả vùng ven, hàng trăm hộ dân vẫn khát khao nguồn nước sạch vì hàng ngày họ đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm nặng. Nếu 2 năm trước đây rất nhiều phường thuộc Q.12 như Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành có gần 70.000 hộ dân chưa có nước sạch do sử dụng nước giếng khoan thì năm 2017 con số đó đã được giảm bớt rất đáng kể. Đó cũng là những dấu hiệu tích cực của hơn 76.000 hộ dân ở huyện Hóc Môn thuộc các xã Nhị Bình, Bà Điểm, Xuân Thới Sơn, Đông Thạnh sau khi “chia tay” với nước giếng khoan vốn đã bị ô nhiễm nguồn nước từ lâu. Tuy nhiên, hiện nay, tại một số phường xã còn gặp khó khăn về hệ thống nước máy thì tình trạng “sống chung” với nguồn nước bị ô nhiễm vẫn chưa có một tia hy vọng nào thật sáng sủa. Không chỉ thiếu nước sinh hoạt mà nguồn nước sử dụng ở đây thường có váng đục và mùi lạ nhất là khi dùng để nấu nước uống hoặc tắm giặt. Đó cũng là tình cảnh của bà con ở một số phường thuộc Q.Bình Tân dù có nguồn nước máy ở gần đó. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên – Môi trường Q.12, nguồn nước bị ô nhiễm ở tại khu phố 4 và khu phố 5 phường Đông Hưng Thuận là do nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất dệt nhuộm gần đó gây nên. Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM và UBND quận thừa nhận hầu hết các cơ sở đều có lượng khí thải và nước thải vượt quá quy chuẩn cho phép. Đây chính là lý do mà người dân thường phải mắc một số bệnh tật do nguồn nước gây ra trực tiếp và cả gián tiếp. Thói quen dùng nước giếng vừa tiện lợi vừa rẻ tiền cũng là nguyên nhân dẫn đến các nguồn bệnh do người dân “nói không với nước máy” dù được lắp đặt đến tận nhà.

Nói không vi nưc bn

Theo khuyến cáo ca Trung tâm Y tế d phòng TP.HCM, có 5 lý do h gia đình nên s dng nưc máy. Trưc hết cht lưng nưc máy đu có chế đ giám sát đnh k ca Nhà máy nưc sau khi x lý. Nưc sau khi x lý có các ch tiêu nm trong gii hn cht lưng đi vi nưc dùng đ ăn ung, chế biến thc phm. Nưc sau khi đưc Nhà máy nưc x lý có cht lưng đm bo tiêu chun v v sinh ca B Y tế ban hành. Không nhng thế các h gia đình s dng nưc máy va tiết kim chi phí x lý nưc giếng va đm bo sc khe cho mi ngưi. Đây cũng là cách bo v môi trưng vì hn chế khai thác ngun nưc dưi đt gim thiu đưc vic cn kit và ô nhim tài nguyên nưc.

BS. Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, khi dùng nước để ăn uống, một số bệnh tật có thể lây lan khi nguồn nước bị nhiễm sinh vật gây bệnh như: Bệnh đường ruột, thương hàn, tả, viêm gan A, giun sán. Những bệnh do tiếp xúc với nước có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật gây bệnh trong nước bị nhiễm bệnh như các bệnh ngoài da (ghẻ, nấm, hắc lào), bệnh đau mắt hột, bệnh đau mắt đỏ… Những bệnh do yếu tố độc hại có trong nước do trong nước có hóa chất độc hại, kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nước như bướu cổ, do nguồn nước thiếu i ốt, bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo. Nguy hiểm hơn là nhiễm độc chì, nhiễm độc thủy ngân mà nguồn nước sinh hoạt chính là thủ phạm. Ở một số địa phương do lũ lụt nên nguồn nước cũng bị ô nhiễm nên sức khỏe không được bảo đảm khi dùng trong thời gian dài. Một số giếng khoan nhiễm sắt, asen từ trong đất là những kim loại độc hại. Một số vùng ven biển do bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nên thiếu nguồn nước sạch trầm trọng. Con người cũng được coi là tác nhân gây ra nguồn nước bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, chăn nuôi thủy hải sản, chất thải từ giao thông, du lịch, thương mại. Trước khi sử dụng nước sinh hoạt, cần xử lý tốt như lóng cặn, lắng phèn, bể lọc hoặc qua máy lọc nước hiện đại. Không nên tắm giặt hay tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước khi biết đã có ô nhiễm.

Bài, nh: Nguyn Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)