Nước sâm uống rất bổ nhưng không được dùng cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng…
Thời tiết oi bức làm cho nhiều người muốn giải nhiệt và làm mát cơ thể bằng các loại thức uống với các tên gọi như nước sâm, nước đắng, sâm rong biển, sâm cúc… Các bà nội trợ khi ra chợ cũng có thể dễ dàng mua một bó thảo dược để nấu cho cả nhà uống và gọi thức uống này là nước sâm; ở các quầy bán giải khát dọc đường rất dễ thấy nhiều xe đẩy bán các loại nước sâm và giải nhiệt như thế này.
Lạm dụng… sâm
Hiện đang có tình trạng lạm dụng từ sâm cho nhiều loại thức uống giải khát từ thảo dựơc, vì trong tiềm thức ai cũng biết sâm là loại thuốc quý. Thực ra, sâm chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.
Theo tài liệu cổ, nhân sâm có vị ngọt, đắng, hậu ngọt (cam, khổ, cam), tính hơi hàn. Vị đắng hiện diện trong các thảo dược là thành phần của một nhóm glycosit đắng. Theo y học cổ truyền, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, nhiều người đã ủng hộ tối đa loại nước đắng xuất hiện trên thị trường vì cứ tưởng đây là thuốc giải nhiệt hiệu quả nhất.
Lạm dụng… sâm
Hiện đang có tình trạng lạm dụng từ sâm cho nhiều loại thức uống giải khát từ thảo dựơc, vì trong tiềm thức ai cũng biết sâm là loại thuốc quý. Thực ra, sâm chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.
Theo tài liệu cổ, nhân sâm có vị ngọt, đắng, hậu ngọt (cam, khổ, cam), tính hơi hàn. Vị đắng hiện diện trong các thảo dược là thành phần của một nhóm glycosit đắng. Theo y học cổ truyền, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, nhiều người đã ủng hộ tối đa loại nước đắng xuất hiện trên thị trường vì cứ tưởng đây là thuốc giải nhiệt hiệu quả nhất.
Nước sâm đang là thức uống giải nhiệt được ưa chuộng. Ảnh: HỒNG THÚY
Thực ra, nếu có nước nhân sâm thật mà uống thì rất bổ, nhưng cũng cần lưu ý là ngay cả khi biết chính xác là nước nhân sâm thì cũng không được dùng sâm cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng, người đang cảm; khi dùng sâm thì không được ăn cùng củ cải hoặc uống trà vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Nếu dùng dạng cồn sâm 3%, khi dùng nhiều có khi sẽ bị trúng độc, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu nhiễm độc nhân sâm, cần cấp cứu ngay.
Sâm không thanh nhiệt
Cần lưu ý là tất cả các loại mang tên sâm như nhân sâm, huyền sâm, đẳng sâm, bố chính sâm, đan sâm… đều không có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn các vị thảo dược như cúc hoa, rong biển… đúng là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt kháng viêm rất tốt, có vị ngọt, tính mát, hơi đắng song vị đắng tự nhiên rất nhẹ chứ không đắng như vị đắng của các loại hóa chất tổng hợp.
Hiện nay, rất nhiều cơ sở sử dụng hương liệu và mùi vị từ hóa chất tổng hợp, pha trộn vào các loại thức uống để bán vì giá thành rất rẻ so với các thảo dược mua đúng chất lượng. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cảnh giác với các loại nước sâm, nước đắng không rõ nguồn gốc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều bạn gái cứ tìm uống nước sâm, nước đắng mỗi ngày để trị mụn nhưng uống hoài mà vẫn không thấy giảm.
Nếu dùng dạng cồn sâm 3%, khi dùng nhiều có khi sẽ bị trúng độc, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu nhiễm độc nhân sâm, cần cấp cứu ngay.
Sâm không thanh nhiệt
Cần lưu ý là tất cả các loại mang tên sâm như nhân sâm, huyền sâm, đẳng sâm, bố chính sâm, đan sâm… đều không có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn các vị thảo dược như cúc hoa, rong biển… đúng là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt kháng viêm rất tốt, có vị ngọt, tính mát, hơi đắng song vị đắng tự nhiên rất nhẹ chứ không đắng như vị đắng của các loại hóa chất tổng hợp.
Hiện nay, rất nhiều cơ sở sử dụng hương liệu và mùi vị từ hóa chất tổng hợp, pha trộn vào các loại thức uống để bán vì giá thành rất rẻ so với các thảo dược mua đúng chất lượng. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cảnh giác với các loại nước sâm, nước đắng không rõ nguồn gốc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều bạn gái cứ tìm uống nước sâm, nước đắng mỗi ngày để trị mụn nhưng uống hoài mà vẫn không thấy giảm.
Dược sĩ Lê Kim Phụng (ĐH Y Dược TPHCM)
Người Lao Động
Bình luận (0)