Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nước trong tâm thức người Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Ngn ng Vit Nam có câu “Nưc chy đá mòn”. Nưc lng lng mà luôn vn hành, âm thm mà un nn vn vt… Nưc đã chiếm mt v trí đáng k trong thiên nhiên và đóng mt vai trò rt quan trng trong đi sng nhân loi. Đc bit nưc đã ghi du n đm nét trong tâm thc ca ngưi Vit…


Nền nông nghiệp lúa nước của người Việt

1. Với nhận thức của khoa học ngày nay, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái được coi là tác nhân quan trọng đến sáng tạo văn hóa của con người. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và con người là nhân tố chính tạo nên đặc trưng văn hóa. Trên thế giới không ai, không dân tộc nào lại có thể sống mà không cần tới nước. Với tính chất hóa lý khác thường, những hoạt động vĩ đại của nước đã chiếm một vị trí đáng kể trong tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân loại. Quan hệ của con người và nước gắn bó rất chặt chẽ với nhau, không phải ngẫu nhiên mà nhà bác học Dachada Phranca đã từng nói: “Lịch sử văn minh của nhân loại về một khía cạnh nào đó có thể biểu hiện bằng quan hệ giữa con người và nước”. Ngay từ xa xưa loài người đã đề cao vai trò của nước, xem nước là chất huyền bí, siêu nhiên, là bản thể của vũ trụ. Người Ai Cập cổ đại coi nước là một dòng sông từ trên trời rơi xuống; người Hy Lạp thì cho rằng đại dương là vương quốc của thần bể Poediông; nhiều nhà duy vật cổ đại đã từng có quan niệm nước là nguồn gốc tạo ra thế giới. Nhà triết học Enpedoc coi nước là một trong bốn chất tạo ra các chất khác (nước, lửa, đất, không khí). Cũng như Trung Quốc cổ đại cho rằng nước là một trong năm yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)…

Song, vai trò của nước đối với các dân tộc sống ở những vùng với điều kiện địa lý khác nhau sẽ khác nhau. Đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng – nơi mà nhiệt đới có khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, lại thêm có rất nhiều đảo và quần đảo nên yếu tố nước đã trở thành hằng số tự nhiên chi phối toàn bộ truyền thống văn hóa người Việt.

Do điều kiện tự nhiên và cuộc sống nông nghiệp, người dân Việt Nam gắn bó với nước. Người Việt thời thượng cổ đã nổi tiếng lặn giỏi, bơi tài, thạo thuyền chiến, giỏi dùng thuyền. Lịch sử đã chỉ rõ: Trong chiến tranh bất cứ bên nào nắm được quy luật vận động của nước thì có thể lấy nó làm đồng minh, làm vũ khí lợi hại để giành chiến thắng. Ta không thể quên chiến công hiển hách của Ngô Quyền vào thế kỷ X với phương pháp đơn giản, hiệu quả là lợi dụng nước thủy triều lên xuống cho quân cắm cọc chắn ngang dòng sông Bạch Đằng và đánh quân Nam Hán một trận tơi bời. 5 thế kỷ sau cũng trên dòng sông ấy danh tướng Trần Hưng Đạo đã đánh cho quân Nguyên Mông không còn mảnh giáp…

Nước với bản chất yếu mềm nhưng lại là tác nhân vĩ đại tạo ra cả một nền văn minh rực rỡ: Văn minh nông nghiệp lúa nước. Cây lúa nước đã trở nên điển hình cho phần lớn các dân tộc châu Á nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Làm lúa nước nên phải chăm lo đến thủy lợi. Nước cho cây lúa là yếu tố quan trọng nhất (nhất nước – nhì phân – tam cần – tứ giống). Vì nước rất cần thiết cho người làm nông nghiệp nên xuất hiện các tục cầu nước cầu mưa, các điệu múa đội nước, tục đua thuyền khuấy động nước trong những ngày lễ hội.


Ngh thut ri nưc là “đc sn” ca ngưi Vit

2. Thật thú vị thay, nước được xem là biểu tượng sinh thành của dân tộc. Một linh vật của dân tộc Việt lại có nguồn gốc từ nước, đó chính là hình tượng con rồng. Rồng là biểu tượng cội nguồn dân tộc con rồng cháu tiên qua truyền thuyết “Lạc Long Quân, Âu Cơ và cái bọc trăm trứng” là chỗ ẩn chứa của biểu tượng này.

Nước đối với người Việt không chỉ là biểu tượng văn hóa đơn thuần nằm sâu trong đời sống tâm linh dân tộc. Hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm khảm đến mức đã trở thành những biểu tượng phổ biến trong ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật. Nước là một danh từ chỉ chất lỏng, nhưng với người Việt bằng phương thức hoán dụ đã chuyển “quê hương”, “Tổ quốc”, “quốc gia” đồng nghĩa với chữ nước, đây là một hiện tượng hiếm thấy trên thế giới. Người Việt đã dùng từ “nước” để chỉ rất nhiều nghĩa khác nhau: Nước là đất nước (nước nhà, việc nước); nước chỉ vị thế xã hội (nước lép, được nước); nước chỉ hành vi ứng xử (lên nước, xuống nước); nước chỉ cách chạy của ngựa (nước đại, nước kiệu), nước đi của cờ (nước cờ, nước bí); nước chỉ bề mặt (nước da, nước sơn)…


Ngô Quy
n đánh tan quân Nam Hán
trên sông B
ch Đng lên tem Vit Nam

c không th thiếu trong đi sng con ngưi Vit. Nhân bài viết này, chúng ta có dp nh li li dy ca Bác H: “Vit Nam có hai tiếng T quc, ta cũng gi T quc là Đt nưc. Có Đt và có Nưc thì mi thành T quc, có đt li có nưc thì dân giàu nưc mnh.

c có th làm li nhưng cũng có th làm hi. Nhiu nưc quá thì úng lt, ít nưc quá thì khô hn.

Nhim v ca chúng ta là làm cho đt nưc điu hòa vi nhau đ nâng cao đi sng nhân dân, xây dng ch nghĩa xã hi”.

Cũng từ nước, một tiền đề văn hóa cho sự ra đời của nghệ thuật rối nước. Một sản phẩm nghệ thuật văn hóa làng xóm Việt Nam mà ngày nay chúng ta và thế giới hâm mộ, người Pháp trân trọng gọi nó là “linh hồn văn hóa nông nghiệp Việt Nam”. Mặt nước từng là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca, hội họa nhưng độc đáo hơn người Việt đã khai thác nước là nghệ thuật. Nước làm cho con rối vô cùng sinh động, nước cũng là một “nhân vật” là môi trường của rối.

3. Nước không chỉ là một danh từ chung được định nghĩa theo hóa lý mà còn bao hàm ý nghĩa về vũ trụ quan, thế giới quan thuộc phạm trù triết học. Không phải ngẫu nhiên, một số nhà nghiên cứu đã xem nước như là một khái quát về triết lý Việt Nam. Theo GS. Cao Xuân Huy, tinh thần lập quốc của chúng ta chính là tinh thần “nhu đạo”. Ông cho rằng, dân tộc ta có đặc tính mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như nước. Bởi lẽ, nước khiêm tốn khi nào cũng ở chỗ thấp, nó lại rất uyển chuyển thích nghi theo những vật chứa, luôn giữ được trạng thái cân bằng. Nước có thể uốn theo đường cong, đường thẳng, chỗ lồi, chỗ lõm. Nó mềm yếu nhưng kỳ thực lại rất khỏe, nó có thể làm xói mòn những thứ cứng như sắt, đá “nước chảy đá mòn” và cả lửa cũng không sợ. Nước có thể làm xói mạnh vào chỗ nứt, ngấm sâu vào kẽ hở để làm cho kẻ địch vỡ nát. Nước không câu nệ nơi hình thức, nó biết tự mình “gạn đục khơi trong” và rất linh hoạt như người Việt vậy.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

Bình luận (0)