Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nuôi bệnh thời… Covid-19: Covid-19 “đẻ ra” hàng ngàn dịch vụ

Tạp Chí Giáo Dục

T khi dch bnh Covid-19 bùng phát, các bnh vin (BV) đã siết li vic thăm, nuôi bnh nhân. Điu này gây không ít khó khăn cho ngưi nuôi bnh. Theo đó có c ngàn dch v phc v ngưi nuôi bnh ra đi…


Do không đưc ra khi cng BV Bng Quc gia Lê Hu Trác nên ngưi nhà bnh nhân phi thuê dch v mua đ

Alô là có tt…!

Anh Nguyễn Đình Thắng đã khẳng định như vậy khi thấy tôi mặc áo người nhà bệnh nhân đứng ngay cổng ra vào của BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội).

Đưa cho tôi cái name card, anh Thắng nói: “Nhà anh bán cơm, cháo, bún, phở, sữa, tã, bỉm. Thậm chí em muốn mua thuốc tây, trái cây hay bất cứ thứ gì cứ alô anh sẽ mua giúp…”.

Nhà anh Thắng ở P.Phúc La, Q.Hà Đông, Hà Nội, cách cổng BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác khoảng 400 mét. Trước đây khi chưa có dịch bệnh Covid-19, những người nuôi bệnh tại BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, BV Quân y 103 vẫn thường đi bộ ra cửa hàng nhà anh để mua đồ. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người nuôi bệnh bị cấm cửa, không thể ra khỏi cổng, gia đình anh Thắng chuyển hướng bán hàng qua điện thoại, Zalo…

Không có cửa hàng như anh Thắng, anh Lê Thanh Minh (quê Bắc Giang) hành nghề xe ôm trước cổng BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, BV Quân y 103 cả chục năm nay.

“Mấy tháng trước trong lúc đứng chờ đón khách trước cổng BV Quân y 103, có một chị mặc áo người nhà bệnh nhân đứng bên trong cổng BV gọi tôi lại nhờ chạy qua bên đường mua giúp mấy chai thuốc bổ phế. Tôi mua giúp, chị ấy đưa cho tôi 10 ngàn đồng và nói là tiền công. Tôi hỏi thì chị ấy cho biết, lâu nay những người nuôi bệnh như chị vẫn thường nhờ người bên ngoài cổng mua đồ rồi trả tiền công. Thế là từ đó tôi chuyển qua làm dịch vụ mua đồ giúp người nuôi bệnh. Tiền công thì tùy quãng đường dài ngắn, đồ ít hay nhiều mà tính thôi. Trung bình mỗi ngày cũng được 200-300 ngàn đồng, nhiều hơn tiền chạy xe ôm mà lại không vất vả chạy xa…”, anh Minh cho biết.

Chị Bùi Thị Hoa (quê Thanh Hóa) đang nuôi bố tại BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác cho biết: “BV quy định mỗi người bệnh chỉ có một người nuôi bệnh, người nuôi bệnh không được ra ngoài để phòng chống dịch bệnh Covid-19 lây lan trong BV. Trong khi đó bố tôi nằm ở Trung tâm liền vết thương nên bác sĩ thường xuyên kêu mua các loại thuốc, vật tư y tế. Lúc thì găng tay cao su y tế, lúc thì nước muối sinh lý, ôxy già để y tá rửa vết thương và thay băng cho bệnh nhân. Có lúc lại kê đơn mua thuốc này, thuốc nọ. Đó là chưa kể trong quá trình chăm sóc người bệnh còn phát sinh thêm nhiều thứ cần phải mua. Chẳng hạn như bỉm, tã, sữa, trái cây cho người bệnh; đồ vệ sinh cá nhân cho người nuôi bệnh. Mình không ra ngoài mua được nên phải thuê người mua, rồi trả tiền công cho họ, thường là 10-50 ngàn đồng/lần mua…”.

Dch v phc v tn răng

Không kín cổng cao tường như BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, các BV Bạch Mai, BV Lão Khoa Trung ương, BV Bệnh Nhiệt đới… lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào. Tất nhiên chỉ tấp nập ở khuôn viên BV; còn trong các khoa, phòng thì chỉ có người nuôi bệnh (có áo người nhà bệnh nhân, tay đeo vòng ghi họ tên…) mới được vào.

Trong thời gian bác sĩ thăm khám cho vợ, anh Lò Văn Hường (Lạng Sơn) ra khuôn viên của BV Nhiệt đới Trung ương ngồi. Anh ngồi chưa nóng chỗ đã có hàng chục người lại mời chào các dịch vụ. Từ nước chè nóng, cơm/cháo/phở, ngô (bắp) luộc, khoai luộc/nướng cho đến mời chào mua que test nhanh Covid-19, giới thiệu phòng trọ nghỉ trưa/ qua đêm; giặt đồ; thậm chí nhiều người còn rao bán cả chăn, gối, chiếu… Nói chung là tất cả các sản phẩm cần thiết phục vụ người bệnh và người nuôi bệnh đều được chào mời tận nơi. Ở “cái chợ” này, người bán thường không đem theo hàng hóa, hoặc đem rất ít; khi người mua đồng ý, người bán sẽ đem hàng tới…

“Giá ở đây đắt hơn bên ngoài từ 30-70% nhưng phần lớn những người đi nuôi bệnh đều là dân các tỉnh, khi đi vội vã không mang đồ theo, vì vậy vào đến đây cái gì cũng không có nên đành phải mua. Hôm vợ tôi nhập viện trời nắng nóng nên không mang chăn theo; mấy hôm nay trời lạnh, khi xuống đây ngồi có người hỏi mua chăn không, tôi mua luôn. Ở nhà cái chăn lông mỏng như vậy chỉ khoảng 70-80 ngàn đồng nhưng ở đây thì phải mua 150 ngàn đồng…”, anh Hường cho biết.

Bà Đỗ Thị Thúy (quê Hà Nam) – bán nước chè nóng, ngô luộc ở BV Bạch Mai cả chục năm nay – thừa nhận, “ăn theo” các bệnh nhân và người nuôi bệnh tại BV này có cả ngàn người. Từ những người có nhà cho thuê phòng trọ, có cửa hàng bán tạp hóa, đồ ăn ở mấy con hẻm gần cổng BV cho đến những người chỉ có một cái làn nhựa đựng vài chai nước chè nóng, vài cái ngô luộc như bà hay những thanh niên đút túi quần chục que test nhanh Covid-19, tay cầm mấy cái kính che giọt bắn… đều sống được. Tứ phía BV, người ta đều có thể “moi” tiền của người nhà bệnh nhân.

“Bây giờ dịch bệnh Covid-19 đã lắng xuống. Mọi người đi khám bệnh rồi nằm viện cũng đông hơn trước rất nhiều. Những người như chúng tôi cũng có đồng ra đồng vào. Bán nho nhỏ như tôi cũng kiếm được cả trăm ngàn đồng/ngày; còn những người bán cơm, cho thuê phòng trọ thì thu lợi nhiều lắm. Bát phở lèo tèo vài miếng thịt gà nhỏ bằng cái đầu đũa giá 30 ngàn đồng, hộp cơm có mấy con tôm nhỏ, 2-3 miếng đậu phụ (tàu hủ) rán (chiên), vài cọng rau, một bịch canh (chủ yếu là nước) 35-40 ngàn đồng… Đắt lắm nhưng vào đến BV rồi thì cũng phải mua thôi”, bà Thúy nói.

Phi mt tin ngu thì mi khôn đưc

Đây là bài học mà chị Trần Thanh Vân (quê Quảng Ninh) nhận được sau hơn hai tuần nuôi mẹ nằm viện tại BV Da liễu Trung ương.

Chị Vân cho biết: “Tuần đầu hai mẹ con ăn cơm BV nhưng sau mẹ chê nên tôi phải ra ngoài mua. Vì lần đầu tới đây nên bước ra cổng thấy quán ăn nào là mua. Thức ăn đã không ngon, không đa dạng các món mà còn đắt. Chẳng hạn như xôi khúc, 10 ngàn đồng một cái chỉ to hơn quả trứng vịt; còn phở gà/bò ít nhất là 30 ngàn đồng/bát, nếu lấy hộp nhựa thì trả thêm 5 ngàn đồng/hộp; trái cây giá cao gấp đôi; nước suối cũng vậy, 10 ngàn đồng/chai lavie loại 500ml… Gần 10 ngày sau, tôi quen với một chị làm nghề nuôi bệnh, chị ấy dẫn tôi vào chợ Phương Mai (cách BV Da Liễu Trung ương vài trăm mét) mua đồ ăn. Lúc đó tôi mới hay chỉ cần đi sâu vào bên trong 200-300 mét là có thức ăn không chỉ rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài mà còn ngon, nhiều loại cho mình lựa chọn. Tôi cũng tìm thấy một cái cửa hàng tiện ích gần đó, vào mua đồ mới hay giá nhiều thứ chỉ bằng 60-70% so với trước cổng BV. Thế mới nói phải mất tiền ngu thì mới khôn ra được. Ai rồi cũng phải rơi vào tình cảnh có người nhà nằm viện, để không bị “chặt chém” thì cứ vào siêu thị hay chợ mà mua…”.

Theo chị Hà Thúy Hằng (nuôi mẹ nằm viện tại BV Nhiệt đới Trung ương), phần lớn những người bán hàng rong ở cổng các BV đều phải đóng tiền bảo kê nên họ bán rất đắt. Đó là chưa kể mình không cẩn thận còn bị lừa đánh tráo tờ 500 ngàn đồng với tờ 20 ngàn đồng, tờ 50 ngàn đồng với tờ 200 ngàn đồng; trả giá mà không mua hàng thì bị chửi, bị đánh…

Hòa Triu

 

Bình luận (0)