Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nuôi bệnh thời… Covid-19: Nghề nuôi bệnh

Tạp Chí Giáo Dục

Do điu kin v nhân lc, cơ s vt cht nên các bnh vin (BV) công lp Vit Nam chưa th chăm sóc ngưi bnh ni trú t A ti Z, theo đó c mt ngưi nm vin li phi có mt ngưi trong gia đình đi nuôi bnh. Tuy nhiên không phi ngưi nào cũng có thi gian, sc khe đ đi nuôi bnh c tháng hoc vài tháng. Do vy ngh nuôi bnh đã ra đi ti các BV ln Hà Ni, TP.HCM đ đáp ng nhu cu chăm sóc ngưi bnh ni trú. T khi dch bnh Covid-19 bùng phát, dch v nuôi bnh càng có giá hơn…


Mt ngưi nuôi bnh đang tp vt lý tr liu cho bnh nhân ti Bnh vin Bch Mai

1.001 ngã r vào ngh

Từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay, chị Lê Thị Huệ (43 tuổi, quê Lạng Sơn) trở thành người nhà bệnh nhân của bà Bùi Thị Cẩm Hồng (79 tuổi, quê Nam Định) đang điều trị tại BV Lão khoa Trung ương (Hà Nội). Trước đó chị Huệ đã làm “người nhà” của vài chục bệnh nhân tại các BV lớn ở Hà Nội như BV Bạch Mai, BV Lão khoa Trung ương, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BV Da liễu Trung ương, BV Việt Đức…

Hơn 20 năm trước, sau khi sinh đứa con đầu lòng, do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên hai vợ chồng chị Huệ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Chị làm điều dưỡng tại một viện dưỡng lão. Công việc quá vất vả, thời gian nghỉ ngơi lại ít mà thu nhập không đáng là bao nên chị trốn ra ngoài đi giúp việc cho một tiệm cơm. Làm được 5 năm đủ tiền trả nợ trước đó vay để được đi nước ngoài, còn dư một ít lấy vốn làm ăn nên hai vợ chồng chị Huệ về Việt Nam. Về quê không có việc gì để làm ra tiền nên hai vợ chồng lại dắt nhau vào TP.HCM mở quán nhậu. Được 5 năm tiền lời đủ mua 2 miếng đất và cất một cái nhà 3 tầng ở quê nên vợ chồng sang lại quán rồi quay ra Lạng Sơn. 3 năm sau, khi đứa con thứ hai tròn 2 tuổi, chị Huệ xuống Hà Nội vào các BV hành nghề nuôi bệnh…

“Do đã từng làm điều dưỡng ở viện dưỡng lão bên Đài Loan nên khi xuống Hà Nội nuôi bệnh tôi quen việc nhanh lắm. Nhờ vậy mà chẳng lúc nào thất nghiệp. Cứ sáng bệnh nhân cũ ra viện thì chiều hoặc sáng ngày hôm sau đã có người gọi điện đi nhận bệnh nhân mới”, chị Huệ cho biết.

Năm nay bước sang tuổi 60, bà Nguyễn Thị Tám (quê Bắc Ninh) cũng vừa tròn 15 năm khoác trên người chiếc áo “người nhà bệnh nhân” của rất nhiều người bệnh nội trú tại các BV lớn ở Hà Nội. Gần 3 tháng nay, bà Tám đang thay con cháu của bệnh nhân Đỗ Đức Hiền (89 tuổi, Hà Nội) để chăm sóc ông tại BV Da liễu Trung ương.

Kể về ngã rẽ vào nghề của mình, bà Tám nói: “Trước đây tôi buôn bán vải ở chợ. Ngày đó đồ may sẵn còn rất ít nên người dân thường ra chợ mua vải rồi đem tới các nhà may để may quần, áo. Nhưng từ khi các công ty may mặc xuất hiện nhiều thì số người ra chợ mua vải về may quần, áo cũng ít dần. Tiền lời không đủ trả tiền thuê sạp nên tôi nghỉ bán. Một lần mẹ chồng tôi phải nằm điều trị tại BV Việt Đức, tôi xuống Hà Nội chăm mẹ gần 2 tuần. Trong khoảng thời gian này tôi đã quen mấy chị làm nghề nuôi bệnh nên sau khi mẹ chồng xuất viện tôi bắt đầu đi làm nghề này… Từ năm 2007 đến nay, tôi đã chăm sóc cho gần 100 người bệnh rồi. Bệnh nhân nào nhẹ thì cũng phải 1 tháng mới xuất viện, có những bệnh nhân nặng phải mất 6-7 tháng nằm viện. Tôi thay người nhà bệnh nhân chăm sóc họ từ miếng cháo, ngụm nước, muỗng sữa cho tới chuyện tiểu tiện, đại tiện, tắm, rửa…”.

“Kiếm đưc đng tin cũng chua lm…”!

Đó là lời trần tình của chị Dương Hải Ly (47 tuổi, quê Thái Bình) khi tôi nói: “Tiền công của chị còn cao hơn lương công chức, viên chức tụi em”.

Đúng vậy. Với những người hành nghề nuôi bệnh như Ly, chị Huệ, bà Tám…, tiền công hiện nay được trả là 500-600 ngàn đồng/ngày (bao ăn uống). Như vậy, trung bình mỗi tháng, họ có thể bỏ ống heo từ 15-18 triệu đồng. Tuy nhiên, “Mỗi ngày người lao động như tụi em chỉ làm 8 tiếng và làm việc vào ban ngày; còn các chị ngày làm tới 24 tiếng. Như hiện tại chị đang chăm sóc cho một cụ ông 91 tuổi (bệnh nhân đang nằm điều trị tại BV Bạch Mai). Ông cụ bị bệnh rất nặng không thể ăn uống bình thường mà phải bơm thức ăn qua sonde dạ dày. Không những vậy vì ông cụ nằm một chỗ nên để tránh việc lỡ loét, chị phải thường xuyên lau rửa và xoay người cho nằm nghiêng bên trái, nghiêng bên phải. Do bệnh nhân không nói được nên việc tiểu tiện đại tiện không thể dùng bô mà cứ đi ra bỉm, do đó ngày phải thay bỉm 5-7 lần. Mỗi lần thay là một lần vất vả vì ông cụ nặng hơn 80kg. Buổi tối cũng có được ngủ yên đâu, trải chiếu nằm dưới đất liền giường ông cụ cứ mỗi lần ông ú ớ là phải bật dậy khi thì thay bỉm, lúc thì bơm sữa, nước. Cũng có những lúc phải thức canh xem ống truyền dịch đã cạn chưa để ngắt, tránh tình trạng chảy máu ngược ra ngoài…”, chị Ly kể.

Công việc cực như vậy nhưng không phải người nuôi bệnh nào cũng may mắn gặp được người thuê hiểu chuyện. “Có những người thuê cực kỳ khó chịu, họ bắt bẻ từng ly từng tý. Họ nghĩ bỏ ra nhiều tiền nên bố mẹ họ phải được chăm sóc một cách tốt nhất. Như trường hợp của tôi đây, bà cụ tôi chăm không phải là người dễ tính. Người bệnh mà lúc nào cũng đòi ăn đòi uống, ăn ba bữa chính rồi thêm 5-6 bữa phụ. Có hôm đang nửa đêm cũng gọi tôi dậy đòi ăn. Ngày nào tôi cũng đánh răng rửa mặt cho bà 2 lần, tắm một lần, mỗi lần đi vệ sinh đều rửa sạch nhưng mỗi khi con gái của bà lên thăm là bà lại “nói xấu” tôi. Con gái của bà lúc nào cũng bênh mẹ, nói tôi nặng lời lắm, nhiều lúc tôi muốn bỏ không làm nữa nhưng nghĩ nghề nào cũng vất vả nên lại nuốt nước mắt tiếp tục công việc…”, chị Hồ Thúy Hải (đang nuôi bệnh tại BV Việt Đức) tâm sự.

May mắn hơn chị Hải, chị Hoàng Thị Hoan (quê Phú Thọ) đang chăm sóc bệnh nhân Nguyễn Hữu Quang (75 tuổi) tại BV Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác nhận được nhiều sự quan tâm từ gia đình người bệnh. “Vì BV chỉ cho mỗi bệnh nhân một người nhà chăm sóc nên vợ con của ông cụ không thể vào thăm được. Do đó, cứ 3-4 ngày họ lại mua trái cây, đồ ăn vặt tới cổng BV rồi gọi tôi xuống lấy. Họ nói để hai ông cháu bồi bổ. Thỉnh thoảng con gái ông cụ còn mua quần áo cho tôi. Chị con gái lớn của ông thường gọi điện nói tôi chịu khó thay chị chăm sóc ông, có gì không hài lòng, khó khăn thì cứ nói. Gặp được mấy người chủ như vậy tôi cũng thấy công việc nhẹ hơn…”, chị Hoan nói.

Theo bà Tám thì nghề nuôi bệnh này không phải ai cũng làm được. “Chuyên môn không phải là vấn đề vì chỉ cần nhìn các chị điều dưỡng, hộ lý, y tá trong BV làm thì từ từ cũng làm được. Cái khó là phải chịu được cực. Phải chịu được cái cảnh vừa bê bát cơm lên ăn thì bệnh nhân đòi đi đại tiện; vừa chợp mắt riu riu ngủ thì bệnh nhân gọi dậy đòi ăn, đòi uống. Bệnh nhân còn tỉnh táo, nói được thì hay nói, hay cằn nhằn; bệnh nhân không nói được thì không biết họ muốn gì, lúc nào cũng ú với ớ. Đó là chưa kể tới người nhà bệnh nhân. Có người giao hẳn cha mẹ cho mình, cũng có người lại giám sát kè kè bên cạnh… Kiểu gì cũng khổ. Thế nên nếu không chịu được vất vả, không phải vì đồng tiền thì không ai làm nổi”, bà Tám khẳng định.

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)