Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nuôi dạy con, quan trọng là phương pháp

Tạp Chí Giáo Dục

Đ nuôi dy con hiu qu li ph thuc vào nhiu yếu t, đc bit là phương pháp tác đng t phía ph huynh. Trách nhim, tình yêu thương cũng như k năng giáo dc, dy d con ca cha m là nhng yếu t quan trng, quyết đnh vic hình thành các phm cht và năng lc ca tr.


Có th nói, trách nhim, tình yêu thương cũng như k năng giáo dc, dy d con cái ca cha m là nhng yếu t quan trng, quyết đnh vic hình thành các phm cht và năng lc ca tr. Ảnh: IT

Trong một buổi thảo luận về kỹ năng làm cha mẹ tại Biên Hòa, Đồng Nai, khi trao đổi về chủ đề: “Nuôi dạy con tuổi vị thành niên bằng phương pháp giáo dục dân chủ và độc đoán – phương pháp nào hiệu quả hơn?”. Thật ngạc nhiên đến bất ngờ khi trên 60% phụ huynh cho rằng phương pháp dân chủ sẽ khó nuôi dạy trẻ hơn. Trong thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ luôn mong muốn sử dụng phương pháp linh hoạt để nuôi dạy con tốt nhất. Song, có không ít gia đình khi dùng phương pháp dân chủ lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục con các giá trị, nhất là việc làm sao để giúp trẻ hiểu đúng giá trị đồng tiền và sức lao động để có được những thu nhập đó. Với những gia đình sử dụng phương pháp độc đoán, mệnh lệnh lại khiến trẻ nhanh chóng chấp hành, tuân thủ các yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ, cũng như biết san sẻ việc nhà và tự giác trong học tập cũng như các hoạt động cá nhân khác.

Liu có phi “thân la ưa nng”?

Phương pháp dạy con độc đoán: Ưu điểm là quyết đoán, cứng rắn, kiên quyết, hăng hái, sôi nổi nhưng lại đề cao uy quyền của người lớn, không quan tâm tới những đặc điểm riêng của trẻ, thiếu thiện chí, nghiêm khắc, thậm chí khắt khe trong nhận xét, đánh giá, thường tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ, gây khó khăn trong thiết lập quan hệ thân thiện với con trẻ.

Phương pháp dạy con dân chủ: Nhiệt tình, cởi mở, thiện ý, bình đẳng, tôn trọng nhân cách, biết lắng nghe, gần gũi, quan tâm con trẻ, dễ dàng thiết lập quan hệ với trẻ để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động của gia đình và bản thân mỗi người. Đây cũng là cách cha mẹ luôn thể hiện sự khiêm tốn, tính cách cân bằng, hoạt bát, dễ tiếp xúc với trẻ. Tuy nhiên, nếu thiếu tỉnh táo, sáng suốt có thể rơi vào kiểu nuông chiều trẻ, làm nảy sinh tâm lý “cá mè một lứa”, tốn nhiều thời gian, mà không đi tới được kết quả như đề ra.

Anh Minh Hòa (giám đốc một công ty ở thành phố Thủ Đức) chia sẻ nỗi khó nhọc trong việc nuôi dạy đứa con gái “rượu” ở tuổi 12 mà anh vốn rất hãnh diện vì những tháng ngày cháu học tiểu học rất chăm ngoan, học giỏi. Từ khi điều kiện kinh tế gia đình anh phất lên, cũng là lúc con gái anh bước vào cấp II. Con gái đi học có người đưa rước bằng ô tô; ăn uống có người giúp việc lo từ A đến Z; học môn nào có gia sư đến giảng tận nhà. Anh đối xử với con khá dân chủ, nên chỉ cần con mong muốn một chút là anh cho con một ít tiền để cháu giao lưu với bạn bè. Anh rất lo là nếu con cứ đòi hỏi mà được đáp ứng một cách vô điều kiện sẽ khiến cháu hư hỏng, đua đòi bạn bè. Nhưng có lo thì con gái anh vẫn… hư. Anh cứ ngỡ gia đình dùng cách giáo dục con dân chủ, con cái vì thế cũng sẽ tiến bộ và trưởng thành hơn. Ai ngờ khoảng cách không gian cũng như tâm lý giữa cha mẹ với con cái ngày càng xa hơn. Cháu chẳng buồn nói chuyện, tâm sự chia sẻ với cha mẹ như trước đây. Quan hệ cha – con giờ chỉ còn là mối quan hệ “xin – cho”. Anh xót xa không biết mình đã không đúng ở đâu trong cách nuôi dạy, giáo dục con, có khi dùng biện pháp “rắn” thì con gái của anh đã trưởng thành hơn.

Quan trng là phương pháp

Dù giáo dc con theo phong cách dân ch hay đc đoán, nếu cha m biết dy con giàu lòng yêu thương, k năng biết qun lý đng tin, thì vic giáo dc các đc tính khác s hiu qu hơn.

Các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ hãy cố gắng đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Thực ra nếu gia đình có điều kiện, cuộc sống khá giả sẽ là cơ sở kinh tế tốt nhất để tạo môi trường giáo dục trẻ theo các phong cách một cách thuận lợi. Tuy nhiên, để nuôi dạy con hiệu quả lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp tác động từ phía phụ huynh. Trách nhiệm, tình yêu thương và kỹ năng giáo dục, dạy dỗ con của cha mẹ là những yếu tố quan trọng, quyết định việc hình thành các phẩm chất và năng lực của trẻ. Những ông bố bà mẹ chu cấp tiền hay trang bị một cuộc sống “thừa mứa” về vật chất cho con không nhận thấy rằng con mình thiếu thốn về tinh thần đúng nghĩa. Chúng thiếu những cử chỉ ân cần từ phía cha mẹ, thiếu những câu hỏi han, chia sẻ chân thành, những bữa cơm gia đình ấm áp, những buổi sinh hoạt thân mật giữa các thành viên trong nhà, những kỳ nghỉ ngắn để các thành viên cùng hòa mình vào thiên nhiên… Khi trẻ cô đơn ngay trong chính mái ấm của mình, chúng sẽ “quậy” tơi bời để gây chú ý. Khi nhận được sự quan tâm của cha mẹ, trẻ sẽ thấy được giá trị của mình. Như vậy, dù gia đình có hoàn cảnh ra sao, các bậc cha mẹ hãy tìm cách thấu hiểu những khoảng trống trong tâm hồn con và đồng hành với chúng để bù đắp, lấp đầy. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con được lao động, khi trực tiếp làm những việc vừa sức, chúng có cơ hội trải nghiệm để biết quý trọng thành quả lao động của người lớn. Đồng thời, cho con cùng chứng kiến hoặc tham gia hạch toán việc thu chi hàng tháng của gia đình. Khi trẻ hiểu gánh nặng tài chính mà cha mẹ phải lo liệu trang trải, chúng sẽ tự điều chỉnh, kiềm chế những đòi hỏi không phù hợp của bản thân. Yêu thương con nhưng phải cương quyết trước những nhu cầu của con vì khả năng tiết chế của trẻ còn hạn chế, chúng thường có tâm lý “được voi, đòi tiên”. Dù giáo dục con theo phong cách dân chủ hay độc đoán, nếu cha mẹ biết dạy con giàu lòng yêu thương, kỹ năng biết quản lý đồng tiền, thì việc giáo dục các đức tính khác sẽ hiệu quả hơn. Dạy trẻ biết làm chủ những nhu cầu của bản thân, chỉ đáp ứng những mong ước chính đáng của con. Tác động một cách khéo léo kiểu “mưa dầm thấm lâu” trẻ sẽ khắc phục dần thói quen đua đòi và biết hướng tới theo đuổi những mục tiêu có giá trị cao đẹp và bền vững hơn như quyết tâm học tốt hơn, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, phát triển các kỹ năng sống cần thiết để trở thành công dân có ích cho xã hội.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)