Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nuôi dưỡng lòng tự hào cho học sinh từ hát bội

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa hát bi vào trưng hc vi hình thc gn gũi, d nghe, d hiu đã giúp các em hc sinh rt thích thú. Qua chương trình, hc sinh va đưc thư giãn va hc đưc lch s và thêm yêu quê hương, dân tc.

Trích đoạn hát bội “Nữ tướng Bùi Thị Xuân” 

Hc t ngh thut

Một chiều thứ hai đầu tuần, sân Trường THCS Đồng Khởi (Q.1) vô cùng rộn rã bởi hôm nay có chương trình nghệ thuật hát bội phục vụ các em. Tiếng trống vừa vang lên báo hiệu hết tiết học, các em học sinh nhanh chóng chạy xuống sân trường lấy ghế ngồi ngay hàng thẳng lối theo từng lớp. Khi MC chương trình thông báo còn vài phút nữa là diễn ra chương trình, học sinh nào cũng hồi hộp chờ đợi.

Chương trình mở màn với tiết mục hòa tấu âm nhạc dân tộc “Một vòng Việt Nam”, tiếp đến là độc tấu sáo. Các em học sinh chăm chú lắng nghe, gương mặt các em tỏ vẻ phấn khởi vì được thưởng thức những giai điệu làm “xoa dịu tâm hồn”.

Không khí bắt đầu nóng hơn khi bắt đầu phần hát bội của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM. Trước khi xem biểu diễn, học sinh được tham gia một trò chơi nho nhỏ về ý nghĩa của những gương mặt hóa trang. MC vừa đọc xong câu hỏi, nhiều cánh tay đưa lên để được trả lời. Học sinh trả lời đúng câu hỏi được nhận một món quà nhỏ khích lệ tinh thần. Theo đó, nhân vật hóa trang khuôn mặt màu đỏ là nhân vật thể hiện tính cách trung thần, trung can nghĩa khí, là người tốt. Nhân vật hóa trang mặt màu trắng mốc thể hiện tính cách nịnh thần, tính khí gian xảo, là người xấu. Nhân vật hóa trang mặt màu xanh thể hiện tính cách thông minh, liều lĩnh, dũng cảm, một số nhân vật bị yểu mạng (chết sớm)…

Trong chương trình, các em cũng được trải nghiệm hoạt động “Thử làm nghệ sĩ”. Bốn học sinh đưa tay nhanh nhất được chọn lên sân khấu biểu diễn động tác đi ngựa và chèo thuyền theo sự hướng dẫn của nghệ sĩ hát bội. Bên cạnh tiếng nhạc, tiếng trống, những tràng vỗ tay từ dưới sân trường liên tục vang lên ủng hộ học sinh có động tác biểu diễn hay làm các em càng thêm phấn khích. Tới phần biểu diễn của một bạn nam do quá thích thú với động tác đi ngựa nên em đã biểu diễn ra khỏi sân khấu, chạy vòng quanh sân trường khiến “khán giả” cười nghiêng ngả. Tới lượt một nữ sinh biểu diễn động tác bơi thuyền, động tác của em cũng bình thường nhưng tiếng rao của người bạn trợ diễn liên tục vang lên: “Chè đậu đen nước cốt dừa đây! Chè đậu đen nước cốt dừa vừa ngon vừa béo đây!” đã lấy tiếng cười của các bạn học sinh lẫn giáo viên đang xem chương trình.

Học sinh được nghe giới thiệu những gương mặt hóa trang trong hát bội

Sân trường tạm im lặng giây lát để chờ trích đoạn hát bội “Nữ tướng Bùi Thị Xuân”. Khi các nghệ sĩ hóa trang từng gương mặt bước ra, học sinh ngồi nghiêm túc chăm chú theo dõi. Trích đoạn tái hiện lại năm Canh Thân (1800) Thái phó Trần Quang Diệu và Đô đốc Bùi Thị Xuân đem quân vào đánh thành Quy Nhơn (Bình Định). Cuộc chiến khiến quận mã Võ Tánh thua trận bị vây thành, tử tiết thiêu mình cùng Bác Giác Đài, Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Ánh đánh Thăng Long, quân Tây Sơn thất thế. Bùi Thị Xuân định đem quân cứu nhưng đến Thanh Chương thì bị bắt. Dù bị Nguyễn Ánh phán lệnh tứ trượng phanh thây nhưng cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân vẫn hiên ngang, khí phách thể hiện tấm lòng ái quốc, trung quân.

Nuôi dưng lòng t hào

Em Võ Trúc Ngân (lớp 6A1) chia sẻ: “Em thấy chương trình hôm nay rất thú vị. Với tiết mục hát bội cho em thêm kiến thức về âm nhạc dân tộc. Đồng thời giúp em hiểu hơn về lịch sử dân tộc cũng như tấm gương yêu nước của nữ tướng Bùi Thị Xuân”.

Em Cổ Gia Hân (lớp 6A3) bày tỏ: “Chương trình được tổ chức sau một ngày học tập mệt mỏi đã giúp em được thư giãn, có năng lượng hơn. Em mong sẽ có nhiều chương trình như vậy để chúng em được giải tỏa căng thẳng, học tập tốt”.

Em Phan Lê Ngọc Hân (lớp 7A2) nói: “Nghệ sĩ hóa trang hát bội rất độc, lạ khiến em rất thích thú. Đặc biệt, trích đoạn hát bội đã tái hiện lại lịch sử giúp em nhớ kiến thức lâu hơn, thấy việc học lịch sử nhẹ nhàng hơn so với những kiến thức từ sách vở”.

Cô Hồ Thị Ngọc Sương – Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi cho biết, thời gian qua nhà trường rất chú trọng việc đưa âm nhạc dân tộc vào học đường nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong học sinh. Trường đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như các buổi giao lưu âm nhạc dân tộc tại Nhà hát Bông Sen, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, hội thi Sử ca học đường… Những chương trình này thường được tổ chức vào các dịp đặc biệt như Ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết Nguyên đán, hoặc các sự kiện văn hóa, các buổi kỷ niệm trong năm học. Thông qua các hoạt động này, học sinh không chỉ được tiếp cận gần hơn với âm nhạc dân tộc mà còn thêm yêu và tự hào về di sản văn hóa Việt Nam.

Về chương trình hát bội, cô Sương chia sẻ: “Tôi rất vui khi thấy các em học sinh hào hứng, chăm chú theo dõi và nhiệt tình tham gia các hoạt động liên quan. Điều này chứng tỏ âm nhạc dân tộc dù mang tính truyền thống nhưng vẫn có sức hút đặc biệt khi được tổ chức một cách sáng tạo và gần gũi với lứa tuổi các em”.

Cô Sương kỳ vọng, thông qua những chương trình như vậy học sinh không chỉ hiểu biết hơn về âm nhạc dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào và trách nhiệm trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. “Mong rằng, âm nhạc dân tộc sẽ trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống học đường, giúp các em thêm yêu mến và gìn giữ di sản văn hóa của cha ông”, cô Sương bày tỏ.

H Trinh

Bình luận (0)