Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

“Nuôi lớn” kim cương

Tạp Chí Giáo Dục

Nhóm nhà khoa học thuộc Viện Carnegie tại Washington vừa công bố việc họ tìm ra phương pháp mới có thể tạo nên những viên kim cương lớn hơn và tốt hơn nhiều so với kim cương tự nhiên.

Ngoài việc làm trang sức, với đặc tính siêu cứng, kim cương còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt như điện tử, phóng xạ và cả trong máy tính lượng tử. Song chính đặc tính này đã gây không ít khó khăn khi nung chảy kim cương vì nếu không khéo, kim cương có thể sẽ bị grafit hóa thành… than chì. Để tránh nguy cơ này, kim cương phải được nung chảy ở áp suất gấp 60.000 lần áp suất khí quyển. Nhưng như vậy quá tốn kém và chỉ có thể nung chảy một lượng kim cương nhất định.

Từ thực tế đó, nhóm nhà khoa học thuộc Viện Carnegie đã tìm ra một phương pháp gọi là “Lắng đọng hơi hóa học” (CVD) để “nuôi lớn” kim cương nhân tạo. Những tinh thể kim cương ban đầu được tạo ra trong môi trường áp suất thấp rồi được “nuôi lớn” rất nhanh và có tương đối ít khiếm khuyết. Kim cương này sau đó được tôi luyện đến nhiệt độ 2.000OC ở áp suất thấp hơn áp suất khí quyển, biến chúng thành kim cương đủ màu vàng nâu, hồng nhạt hoặc trong suốt. Phương pháp này cũng hạn chế tối đa quá trình grafit hóa.

A.T (Theo SGGP)

Bình luận (0)