Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nuôi “thú cưng” coi chừng bị phạt!

Tạp Chí Giáo Dục

T ngày 15-9, nếu không đeo r mõm cho chó nuôi khi đưa chúng đến nơi công cng, ch nuôi s b pht nng. Đ quy đnh này mang tính kh thi cn s kim soát cht ch.

T ngày 15-9, chó dù có ngưi dt mà không đưc đeo r mõm thì ch nuôi s b pht tin

Li chuyn… “thú cưng”

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15-9. Đây là quy định mà nhiều người nuôi chó quan tâm để tránh bị phạt nhưng cũng không ít người khá thờ ơ.

Mối nguy khó lường từ chó nuôi đã được cảnh báo từ lâu. Những vụ việc đau lòng, gây thương tích nặng nề cho nạn nhân mà “thủ phạm” là chó nuôi đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo. Tháng 5-2017, một phụ nữ 52 tuổi sinh sống tại Gò Vấp bị chó nhà hàng xóm cắn nhưng đã không đi tiêm phòng dại và dẫn đến tử vong. Con chó cũng đã chết sau khi cắn bệnh nhân vài ngày. Nhiều nạn nhân sau khi bị chó cắn đều chủ quan không đi tiêm phòng, khi phát bệnh thì đã quá muộn. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, TP.HCM ghi nhận ca bệnh dại tử vong. Cách đây không lâu, vụ việc bé gái L.L.K. (8 tuổi) ở TP.HCM bị chó cắn nát mặt với hơn 15 vết thương lớn nhỏ từng làm không ít người có con nhỏ hoang mang, lo lắng. Bé bị chó cắn rách cả vùng má phải, lộ cả xương hàm. Theo các chuyên gia, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Cho đến nay, bệnh dại vẫn là một mối nguy ở cả nông thôn lẫn ngay cả trong thành thị.

Trên địa bàn TP.HCM hiện nay, không khó tìm thấy hình ảnh nhiều người dân thả rông chó nuôi trong xóm, chở chó đi trên đường không rọ mõm, không cột dây. Được biết, trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 05/2007 về phòng, chống bệnh dại ở động vật. Nghị định này quy định: “Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt”. Tuy nhiên, quy định này đã bị rơi vào “quên lãng”, không thể thực thi trong thực tế.

Liu quy đnh có nm… trên giy?

Tại điểm b, khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 quy định: “Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng”. Như vậy, từ ngày 15-9, chó dù có người dắt mà không được đeo rọ mõm thì chủ nuôi sẽ bị phạt tiền. Quy định này được nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn về tính khả thi.

Ti đim b, khon 2 Điu 7 Ngh đnh 90/2017 quy đnh: “Pht tin t 600.000 đến 800.000 đng đi vi hành vi không đeo r mõm cho chó hoc không xích gi chó, không có ngưi dt khi đưa chó ra nơi công cng”. Như vy, t ngày 15-9, chó dù có ngưi dt mà không đưc đeo r mõm thì ch nuôi s b pht tin. Quy đnh này đưc nhiu ngưng h nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn v tính kh thi. 

“Mỗi buổi chiều tôi thường dẫn cháu ngoại ra công viên chơi. Chứng kiến nhiều người dắt con chó khá to ra công viên mà không đeo rọ mõm cho chó, không xích dây giữ chó, tôi rất lo. Dẫu biết chó là loài động vật đáng yêu nhưng nếu bất thình lình con chó chồm tới đứa cháu nhỏ của tôi thì không biết hậu quả sẽ như thế nào. Sự việc bất ngờ nên sẽ khó xử lý kịp. Tôi mong quy định này sớm được thực hiện nghiêm túc để không còn phải nơm nớp lo sợ khi nhìn thấy chó thả rông ngoài đường”, ông Trần Tấn Nguyên (ngụ Q.10) chia sẻ.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 119/2013, nếu con chó chưa được tiêm ngừa bệnh dại thì chủ nuôi bị phạt 300.000-500.000 đồng. Dù đã ban hành khá lâu nhưng quy định này dường như vẫn chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, khó có thể thực thi trong thực tế. Cũng theo Quyết định 2891 của Bộ NN-PTNT (có hiệu lực từ ngày 14-11-2012), các hộ nuôi chó, mèo phải tới đăng ký tại UBND xã để được cấp số cho vật nuôi. Chi cục thú y và trạm thú y phải có sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó ở tỉnh, huyện. Thú y cấp xã, thôn, ấp có trách nhiệm thống kê số lượng chó, mèo và số hộ nuôi chó, mèo để quản lý. UBND các cấp đều phải thành lập các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư hoặc chó, mèo nghi bị mắc bệnh dại. Tuy nhiên, nhiều người dân thờ ơ với quy định này.

Không chỉ riêng những quy định dành cho người nuôi chó, có thể thấy không ít quy định của pháp luật đang rơi vào tình trạng ban hành rồi bị “phớt lờ”. Trên thực tế, có quy định khi mới được ban hành cũng đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Thế nhưng, quy định đó nhanh chóng “chìm xuồng” rồi dẫn đến tình trạng “phớt lờ” trong người dân. Do đó, nhiều quy định, điều luật được ban hành nhưng rồi lại nhanh chóng lâm vào tình trạng mãi chỉ nằm trên giấy…

Bài, nh: Yên Hà

Bình luận (0)