Sự kiện giáo dục

Nuôi thú cưng: Đừng để người xung quanh thấy… ghét

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trưc din biến phc tp ca bnh di, S Nông nghip & Phát trin nông thôn TP.HCM đã có t trình gi UBND TP đ ngh xây dng quy đnh tm thi v qun lý nuôi chó, mèo. Theo đó yêu cu ch vt nuôi phi đm bo an toàn cho ngưi xung quanh.


Nhiu ch vt nuôi vô tư th rông chó ra nơi công cng mà không r mõm, xích dây

1.001 ni kh vì chó, mèo th rông

Bà Nguyễn Thị Thanh (ngụ chung cư 450 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3) cho rằng, việc nuôi chó, mèo là sở thích của mỗi người nhưng phải tuân thủ quy định, đảm bảo an toàn, vệ sinh để tránh ảnh hưởng người xung quanh.

“Tại chung cư tôi đang sống, hàng xóm nuôi mèo nhưng không quản lý kỹ nên vật nuôi thường xuyên phóng uế không đúng nơi quy định. Không ít hôm mở cửa đi làm tôi đạp phải phân mèo, mùi hôi nồng nặc rất mất vệ sinh. Phản ánh lên Ban quản trị chung cư cũng không giải quyết đến nơi đến chốn, được vài hôm lại đâu vào đấy”, bà Thanh bức xúc nói.

Sống tại chung cư Mỹ Đức (Q.Bình Thạnh), gia đình bà Trần Thị Ngọc Bích  cũng không ít lần phải chịu trận trước tiếng sủa ồn ào, mùi hôi của chó nhà hàng xóm nuôi. Bà Bích còn tỏ ra lo ngại chó, mèo không được tiêm phòng đầy đủ, đúng liều cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người nếu chẳng may bị cắn, nhất là khi chung cư có nhiều trẻ nhỏ.

“Tôi mong muốn có những quy định cụ thể, nghiêm khắc trong việc quản lý vật nuôi để tránh ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của mọi người xung quanh”, bà Bích nói.

Nhiều người cũng tỏ ra bức xúc trước tình trạng chủ vật nuôi dẫn chó, mèo ra đường, công viên, nơi công cộng đi dạo nhưng không rọ mõm, không đeo dây xích rất dễ gây ra tai nạn giao thông, tấn công người xung quanh. Thậm chí không ít chủ vật nuôi còn thiếu ý thức đến mức dẫn chó ra nơi công cộng để nó phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh…

Ông Đặng Văn Thành (ngụ Q.10) cho biết: “Không khó bắt gặp cảnh chó chạy rông ngoài đường, công viên mà không rọ mõm. Việc này rất nguy hiểm. Dù là con vật thân thiện, thuần tính nhưng bản chất là động vật nên rất khó lường trước việc chó cắn người. Chưa kể còn nguy cơ nguồn lây lan dịch bệnh sang người như nhiễm sán, bệnh dại…”.

Không đưc th rông chó nơi công cng

Theo tờ trình của Sở Nông nghiệp & Phát  triển nông thôn TP, chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã. Khuyến khích các hộ nuôi gắn chip điện tử hay một phần mềm mạch vi xử lý trên chó, mèo nhằm quản lý thông tin ở mức độ cá thể. Khi nuôi chó, mèo người dân phải kê khai định kỳ 2 lần mỗi năm, kê khai đột xuất trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhập về nuôi mới, hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Phải theo dõi sức khỏe vật nuôi thường xuyên. Khi chó, mèo có biểu hiện bất thường (nghi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm) phải cách ly, theo dõi và báo ngay cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Đồng thời, phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc đối với bệnh dại của chó, mèo theo quy định để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người, chó và các vật khác. Chấp hành các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Đặc biệt, chủ vật nuôi không được thả rông chó nơi công cộng, không để chó tấn công người, chó và các vật nuôi khác. Khi đưa chó ra nơi công cộng, chủ vật nuôi bảo đảm an toàn cho người xung quanh. Chó phải được xích giữ, đeo rọ mõm và có người dắt. Ngoài ra chủ vật nuôi phải đăng ký và cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định hiện hành…

Ông Lê Việt Bảo – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM – nhấn mạnh, cần thiết phải có chủ trương quản lý việc nuôi chó, mèo để công tác này chặt chẽ hơn chứ không chung chung như hiện nay. TP.HCM đang thực hiện quản lý việc nuôi chó, mèo theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hiện chỉ quản lý về mặt Nhà nước, chủ yếu vận động người dân tiêm phòng hàng năm cho vật nuôi chứ chưa có quy định cụ thể, rất khó chế tài, xử phạt trường hợp nuôi chó, mèo chưa đáp ứng yêu cầu.

“TP.HCM là TP lớn, đông dân cư do đó cần thiết phải ban hành quy định riêng về quản lý nuôi chó, mèo để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân. Việc quản lý nuôi chó, mèo cần siết chặt bằng các quy định cụ thể. Ở một số nước có quy định quản lý cụ thể đối với từng nhóm chó lớn, nhỏ, hoặc các loại chó dữ… thì trong chủ trương sắp tới cũng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn với các nhóm, kích cỡ chó”, ông Bảo nói.

Cũng theo ông Bảo, sau khi UBND TP có chủ trương về việc quản lý nuôi chó mèo thì Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP sẽ tổ chức lấy ý kiến nhà khoa học, người dân để có giải pháp thực hiện hiệu quả…

9,5 ngàn ngưi đi tiêm phòng di/tháng

Bà Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) – cho biết, gần đây bệnh dại được cảnh báo tại tỉnh Bến Tre. Riêng với TP.HCM, từ đầu năm 2023 đến nay không ghi nhận ca bệnh dại. Hàng tháng có khoảng 9.500 người đi tiêm ngừa dại do động vật cắn, trong đó 74% bị chó cắn và 20% bị mèo cắn.

Để phòng chống bệnh dại, ngành y tế đề nghị đối với người nuôi chó, mèo cần thực hiện nghiêm túc việc khai báo với chính quyền, thú y địa phương và thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo đúng quy định. Đây là việc làm vô cùng quan trọng để kiểm soát lây lan bệnh dại cho người. Đồng thời, cần thực hiện nuôi nhốt, hoặc xích, giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông ra các khu vực đô thị hoặc nơi đông dân cư. Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người, gây tai nạn giao thông; phải đảm bảo các điều kiện thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu đến người xung quanh.

Với những người bị chó, mèo, động vật cắn cần phải rửa tay, rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng và đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị dự phòng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khác không theo hướng dẫn của ngành y tế.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng kịp thời, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại còn hạn chế. Tỷ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vắc-xin phòng dại chỉ đạt khoảng 50%. Trước thực trạng này, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại.

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)