Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nuốt kẹo cao su có bị tắc ruột?

Tạp Chí Giáo Dục

Ai trong chúng ta cũng từng ít nhất 1 lần nuốt kẹo cao su, và ắt hẳn có cùng nỗi sợ rằng kẹo cao su có thể ở lại trong hệ tiêu hóa đến 7 năm.
Tuy nhiên, đây chỉ là lời đồn và không có cơ sở khoa học.
Trang Daily Mail ngày 18.5 dẫn lời các nhà khoa học tại Hiệp hội Hóa học Mỹ, cho biết nuốt kẹo cao su không gây hại vì chúng có thể đi qua hệ tiêu hóa của chúng ta.

 /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock

Khi chúng ta ăn thức ăn bình thường hoặc nhai kẹo cao su, khi vào cơ thể nó sẽ trải qua 3 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là răng và lưỡi sẽ làm việc với nhau để đè bẹp thực phẩm thành những mảnh nhỏ. Việc nhai thức ăn sau đó kích hoạt chuyển động cơ làm di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa xuống đến dạ dày, nơi đây cơ bắp “khuấy thức ăn cùng với dịch tiêu hóa”.
Giai đoạn thứ hai là các enzyme – chất xúc tác sinh học làm tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa nước bọt, dạ dày và ruột. Các enzyme phản ứng để phân hủy thức ăn thành những chất dinh dưỡng cơ thể có thể sử dụng. Axit dạ dày được tạo thành từ các axit clohiđric và muối, tiến đến giai đoạn thứ ba của quá trình tiêu hóa. Những phần còn lại của thức ăn đi thẳng xuống ruột già và đi ra ngoài cơ thể dưới dạng phân.
Sự khác biệt chính khi tiêu hóa kẹo cao su là trong 'giai đoạn cơ' không nghiền nát kẹo cao su thành từng mảnh nhỏ. Thay vào đó, nếu bạn nuốt kẹo cao su, nó sẽ đi đến giai đoạn enzyme. Hầu hết các phân tử trong kẹo cao su là carbohydrate, dầu và cồn. Như các thực phẩm khác, những phân tử này có thể dễ dàng bị phá vỡ.
Vì vậy, kẹo cao su không tồn tại ở hệ tiêu hóa, và không thể ở lại trong dạ dày trong 7 năm, mà sẽ ra ngoài trong vài ngày sau khi nuốt phải.

Ngọc Lam (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)