Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

O Khẩn bán bánh mì giúp trẻ nghèo không thất học

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 11 năm qua, cùng vi thúng bánh mì xá xíu mưu sinh, bà Hoàng Th Kim Khn (trú phưng Thun Lc, TP.Huế tnh Tha Thiên – Huế) đã giúp hàng trăm hc sinh nghèo viết thư tay xin hc bng tiếp sc đến trưng. Bà Khn nói: “Tôi vui sau mi ln đơn thư tôi viết nhn đưc cái gt đu t nhà tài tr hc bng, vì như thế s có thêm mt đa tr không tht hc”.


O Khn chnh cùng các em hc sinh

T sut hc bng cho con

“Ai mì không?” – Tiếng rao của bà Khẩn cất lên vào mỗi sớm mai trở thành âm thanh quen thuộc của người dân phường Thuận Lộc suốt mấy chục năm nay. Bánh mì o Khẩn (tên gọi thân mật của người dân nghèo dành cho bà Khẩn) luôn là lựa chọn bữa sáng ưu tiên của nhiều người dân ở đây, không chỉ vì bánh có xá xíu thịt ngon, giòn, dai mà còn bởi tấm lòng nhân ái của o. Ủng hộ o Khẩn cũng là cách gián tiếp để bà con động viên o trong hành trình hỗ trợ những mảnh đời nghèo khó không bị đứt đường học.

O Khẩn kể, cơ duyên giúp o biết đến các chương trình học bổng là quãng thời gian cách đây 11 năm về trước. Thời điểm đó chồng o không may bị tai nạn, một mình o xoay xở chăm chồng, nuôi hai con ăn học bằng thúng bánh mì xá xíu thịt. “Hồi ấy cực quá, đứng từ phía sau thấy con mân mê tờ giấy báo nhập học của Trường ĐH Kinh tế – ĐH Huế mà thương thắt lòng. Tính tới tính lui, thương con nhưng không còn cách nào khác, tôi định cho một cháu nghỉ học, đi làm công nhân để phụ gia đình”.

Giữa rối bời, đắn đo trước quyết định mà biết chắc sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai của con, o Khẩn nhận được tin nhắn của một người bạn từ TP.HCM gửi kèm đường link về các điều kiện cấp học bổng tiếp sức đến trường cho học trò khó khăn. Như vớ được điểm tựa giữa lúc tuyệt vọng nhất, o Khẩn mày mò viết đơn, 5 trang giấy kín chữ bày tỏ tâm tư của một người mẹ về tương lai con mình. Năm đó, Kim Tuấn – con trai o Khẩn được nhận học bổng và tiếp tục bước chân vào giảng đường ĐH. O Khẩn nói, lúc ấy gánh nặng tâm tư như được trút bỏ, dù vẫn còn khó khăn nhưng miễn là giải quyết được các vấn đề trước mắt để con đường đến trường, mọi thứ còn lại o cố gắng tằn tiện tích cóp mỗi ngày để con được học.


O Khn đã giúp hàng trăm hc sinh có hoàn cnh khó khăn  TP.Huế xin hc bng đến trưng

“Mỗi ngày, nhìn con đạp xe đến giảng đường, tôi rất vui. Thúng bánh mì hôm ấy có thể sẽ được chất nặng thêm vài chục ổ, sẽ phải đi bộ nhiều hơn nhưng tôi không hề thấy mệt. Đổi lại, tôi nghĩ đến những đứa trẻ khác như con mình, đâu đó cần rất nhiều bàn tay chìa ra để những bước chân đến trường không bị chững lại”, o Khẩn bộc bạch.

Đến nhng lá thư tay giúp tr nghèo đến trưng

Thành công sau lá đơn xin học bổng đầu tiên cho chính con trai mình, o Khẩn bắt đầu nghĩ đến việc giúp học sinh nghèo. Mỗi ngày đi bán bánh mì, o Khẩn thường hỏi chuyện, tìm hiểu về những hoàn cảnh khó khăn. Tối về, tranh thủ thời gian o tìm hiểu thêm nhiều chương trình học bổng, mày mò nghiên cứu cách viết đơn thuyết phục ban tổ chức để tìm kiếm cơ hội cho học trò nghèo. “Bình quân mỗi năm tôi xin được 10 đến 15 suất học bổng cho các cháu. Trước khi gửi hồ sơ đi, tôi tìm hiểu thật kỹ về hoàn cảnh từng cháu, viết thư tay để tăng niềm tin và thể hiện sự chân thành, cần thiết để việc học của các cháu không bị dang dở”, o Khẩn chia sẻ.

Hơn 11 năm, o Khn không nh mình đã giúp các hc trò nghèo tho bao nhiêu lá đơn. O cũng không nh mình đã thao thc bao đêm đ mi lá đơn viết ra đu phi có tính thuyết phc cao nht nhm đem li cơ hi tt nht cho các cháu nghèo khó.

Phụ huynh và cả học trò nghèo ở nhiều nơi trong TP.Huế biết o Khẩn đều tìm đến o nhờ hỗ trợ. Em Hà Diệu Khánh – sinh viên năm 2, Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM bộc bạch: “Không gặp o Khẩn, chắc chắn em không thể nào bước chân vào ĐH, chạm vào giảng đường mơ ước của tuổi trẻ riêng mình. Hỗ trợ tìm kiếm học bổng thôi chưa đủ, o Khẩn còn luôn động viên em và gia đình để tiếp tục đến trường. O nói, đó là con đường khó khăn nhất nhưng cũng sáng nhất để sau này có nền tảng thay đổi tương lai”.

Tranh thủ thời gian trước giờ lên giảng đường, Hạnh Đoan – sinh viên năm 3, Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Huế) dọn hàng vào quang gánh giúp mẹ. Ra ngõ, Đoan ngoái lại dặn với vào sân: “Chiều tan học, con sẽ ra giúp mẹ bán hàng”. Ba năm trước, Đoan nhiều lần lén giấu đi tờ giấy báo nhập học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Một sáng, ra ngõ mua bánh mì, Đoan gặp o Khẩn câu chuyện giữa họ kéo dài hơn thường lệ đã giúp Đoan có được cơ hội tiếp cận học bổng tiếp sức đến trường. Tan buổi bán bánh mì hôm đó, Đoan và o Khẩn nói nhiều hơn về hoàn cảnh và mong ước. Tối đó, o Khẩn thảo lá đơn bằng tay rồi hướng dẫn Đoan bổ sung thêm một số giấy tờ nộp kèm để mang đi xin học bổng.

“Nhận được thông báo đơn xin xét duyệt học bổng được chấp thuận, em và mẹ vui đến không ngủ được. Với em o Khẩn như bà bụt giữa đời thường. O xin học bổng giúp em và còn dặn dò em nỗ lực thật nhiều để tìm kiếm các học bổng khác để có thể đi chặng đường dài suốt 4 năm ĐH. Tấm chân tình ấy của o, em sẽ nhớ mãi”, Đoan trải lòng.

Hơn 11 năm, o Khẩn không nhớ mình đã giúp các học trò nghèo thảo bao nhiêu lá đơn. O cũng không nhớ mình đã thao thức bao đêm để mỗi lá đơn viết ra đều phải có tính thuyết phục cao nhất nhằm đem lại cơ hội tốt nhất cho các cháu nghèo khó. O Khẩn nói: “Mỗi học trò có một hoàn cảnh khó khăn khác nhau nhưng đều chung khát vọng được đến trường. Tôi dành thời gian giúp các cháu, cũng không mong cầu điều gì. Tôi thích nhất là câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Tôi cũng muốn trao đi một tấm lòng nhân ái như thế. Tôi không mong các cháu hàm ơn mình, thay vì nhớ đến mình, chỉ cần các cháu nỗ lực thật tốt, trở thành người có ích cho chính bản thân, gia đình và xã hội, thế là tôi vui”.

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)