Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ở lại với làng

Tạp Chí Giáo Dục

Tt nghip THPT, tng thi đ vào ngành sư phm th dc, Trưng ĐH Th dc Th thao Đà Nng, nhưng Nguyn Th Như Lý thôn Vn Lăng, xã Cm Thanh (thành ph Hi An – tnh Qung Nam) li quyết đnh dng vic hc, chn cách li làng đ xây dng s nghip t ngh phát trin du lch trên chính quê hương mình!

Quyết đnh không vào ĐH, Như Lý theo đui gic mơ làm giàu trên chính rng da quê mình

1. Nguyễn Thị Như Lý sinh năm 1987 trong gia đình có ba mẹ làm ngư nghiệp, cuộc sống phụ thuộc vào những chuyến biển lênh đênh của ba và mớ cá chạy chợ của mẹ. Nhà Lý nghèo, cũng như nhiều nhà nghèo ở vùng quê nép mình bên cửa sông Thu Bồn bốn mùa dập dềnh sóng nước này. Tầm năm bảy tuổi, Lý đã phải theo ba mẹ đi mò cua, bắt ốc, buông lưới dọc mé sông, đi sâu vào những gốc dừa nước để gỡ từng con hà về làm thức ăn và bán kiếm tiền mua gạo.

Lý kể: “Tốt nghiệp cấp 3, em đỗ vào Trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng. Nhưng em chỉ nghĩ thi để thử sức mình, còn đi học lại là một chuyện khác vì thời điểm ấy kinh tế gia đình quá khó khăn. Suốt những năm học cấp 3 em đã từng nghĩ đến việc chọn một lối đi ngay trên chính rừng dừa quê hương mình. Thế là em bắt đầu thực hiện ý tưởng đó, dù hành trình ấy rất dài và cần nhiều nỗ lực”.

Khi bạn bè khăn gói vào giảng đường ĐH thì Lý xin ba mẹ lên phố cổ Hội An để làm nhân viên bán quần áo cho một cửa tiệm chuyên bán trang phục cho du khách nước ngoài. Mục đích của Lý là vừa có công việc kiếm thu nhập lại vừa được tiếp xúc với du khách mỗi ngày để tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Một thời gian khi tích cóp được một số tiền lương, Lý bắt đầu đăng ký tham gia các khóa học tiếng Anh ở trung tâm. Cũng trong thời gian này, vừa bán hàng cho khách, Lý đều trò chuyện cởi mở để tham khảo thêm nhu cầu khi khách đến Hội An, về rừng dừa Bảy Mẫu ở Cẩm Thanh. Gần tròn 10 năm khi vốn tiếng Anh đã kha khá, cùng với thời điểm du lịch rừng dừa Bảy Mẫu được quan tâm phát triển mạnh, Lý quyết định quay về thôn Vạn Lăng.

2. “Những ngày đầu em cũng chưa có vốn, chưa có mặt bằng. Chỉ bắt đầu bằng thứ “vốn” duy nhất đó là ba mẹ em mỗi ngày vẫn đi chèo thuyền thúng thuê, đưa khách du lịch đi tham quan rừng dừa cho những cơ sở xung quanh làng. Em mở một quán nước mía để duy trì cuộc sống, đồng thời với việc lên mạng xã hội xây dựng trang cá nhân giới thiệu về du lịch quê mình. Thế rồi lâu dần cũng có khách đặt tour, ít thì ba mẹ em đảm trách việc chèo thúng, hôm nào nhiều khách thì em thuê các tay chèo trong thôn. Khách đến với cơ sở của mình thì em hướng dẫn chu đáo, tận tình nên những lời giới thiệu của họ lan tỏa đến bạn bè họ ngày một nhiều. Giờ em đã có được mặt bằng làm cơ sở nên việc đón khách dễ dàng hơn”, Lý chia sẻ.

Dù mới đưa vào hoạt động chưa lâu nhưng cơ sở lữ hành mang tên Riversite Coconut của Lý được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Mỗi ngày bình quân tầm 30 đến 40 lượt khách tham quan rừng dừa, trong đó chủ yếu là khách Tây. Mỗi thúng có tải trọng 2 du khách là người lớn và có thể kèm theo một em nhỏ. Mỗi chuyến thúng dạo rừng dừa, tham quan cảnh quan, kênh rạch và trải nghiệm những dịch vụ như câu cua, giăng lưới cá, biểu diễn thúng hoặc nghe nhạc, quăng chài… có giá 150 ngàn đồng. Trừ các chi phí trả người chèo thúng, thuế đóng bảo vệ khu du lịch… chủ cơ sở lữ hành sẽ thu về tầm 30 ngàn đồng. Con số ấy không nhiều, chủ yếu “góp gió thành bão” nhờ vào sự tin tưởng của du khách tìm đến đặt tour. Du khách mến Lý ở tính tình cởi mở, nói tiếng Anh lưu loát và chiều sâu trong những lời giới thiệu về văn hóa truyền thống của quê hương. Bằng nỗ lực và đi đúng hướng, Lý không chỉ xây dựng cuộc sống của gia đình mình ổn định, ba mẹ đỡ vất vả khi phải lênh đênh trên biển khơi, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân có thuyền thúng trong thôn.

3. “Hiện em đã ký hợp đồng với 30 hộ gia đình có thuyền thúng để sẵn sàng đưa khách tham quan khi có nhu cầu. Thu nhập của bà con hàng tháng từ việc chèo thúng này cũng khá ổn định, mỗi người thu về khoảng 3 triệu đồng/tháng”, Lý nói.

32 tuổi mới bắt đầu gầy dựng sự nghiệp, với Lý sự chọn lựa ấy không muộn. Hạnh phúc nhất là được quay trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tiếp tục cuộc mưu sinh dưới những rặng dừa nước tạo dọc bờ sông Thu Bồn. “Rừng dừa đã chứng kiến một tuổi thơ lam lũ của em nhưng cũng chính nơi đây cho em kế sinh nhai để nuôi sống gia đình. Hạnh phúc nhất là khi được sống trọn với quê hương. Em mong cơ sở của mình ngày càng phát triển để chung tay hỗ trợ bà con ở Vạn Lăng cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống. Khát vọng của em là muốn trở thành cầu nối để giới thiệu những truyền thống văn hóa của quê hương mình đến với du khách thập phương để nhiều người biết đến một Hội An thương cảng một thời, ngoài những khu phố cổ, bãi biển đẹp còn có rừng dừa nước mênh mông đẹp không kém gì miền Tây thu nhỏ”, Lý bộc bạch.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)