Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Tạp Chí Giáo Dục

Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang để tránh tác hại của khói mù ô nhiễm tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/10. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tiếp xúc trong thời gian dài với tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị và ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là giao thông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, yếu tố có thể dẫn đến các bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ.
Đây là kết quả nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí European Heart (Trái tim châu Âu) ngày 24/10.
Để tiến hành nghiên cứu trên, nhóm 33 chuyên gia – do giáo sư Barbara Hoffmann thuộc Đại học Heinrich-Heine ở Duesseldorf, Đức, đứng đầu – đã theo dõi hơn 41.000 người tại 5 quốc gia, gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha trong từ 5-9 năm.
Cũng trong khoảng thời gian này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chất lượng không khí hàng năm tại mỗi quốc gia theo chu kỳ 2 tuần /lần từ năm 2008-2011.
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy khu vực càng ô nhiễm không khí, đặc biệt do bụi, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp so với những người sống ở các khu vực ít ô nhiễm hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy hơn 6.200 người (khoảng 15%) số người tham gia nghiên cứu trên không mắc cao huyết áp trong giai đoạn được theo dõi, nhưng lại bắt đầu có triệu chứng cao huyết áp hoặc phải dùng thuốc hạ huyết áp vào sau thời gian nghiên cứu.
Đối với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt từ hoạt động giao thông, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người sống tại các tuyến phố đông đúc với tình trạng giao thông ồn ào về đêm, nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn trung bình 6% so với những người sống ở khu vực có độ ồn thấp hơn ít nhất 20%.
Giáo sư Hoffmann nhấn mạnh nghiên cứu này đã chứng minh được rằng việc con người tiếp xúc lâu dài với tình trạng ô nhiễm các hạt bụi trong không khí làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp.
Theo nhóm nghiên cứu, hiện mức độ ô nhiễm không khí ở Tây Ban Nha và Đức là cao hơn so với các quốc gia Bắc Âu.
Trong khi đó, luật pháp châu Âu hiện hành không bảo vệ người dân một cách đầy đủ trước những tác động nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí./. 

Theo VIETNAM+

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)