Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Ô tô dưới 9 chỗ phải dán nhãn năng lượng từ năm 2018

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Quyết định của Chính phủ về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, từ 1/1/2018 thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ôtô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ và đối với xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 1/1/2020.

Ô tô dưới 9 chỗ phải dán nhãn năng lượng từ năm 2018
Ô tô từ 9 chỗ trở xuóng phải dán nhãn năng lượng từ năm 2018

Theo quyết định này, được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ban hành, sẽ có 4 nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Cụ thể, nhóm phương tiện giao thông vận tải sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ôtô con loại 7 chỗ trở xuống được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ôtô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ sẽ áp dụng đến hết ngày 31/12/2017. Đối với xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31/12/2019. Từ ngày 1/1/2018 thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ôtô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ và đối với xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 1/1/2020.

Với nhóm thiết bị gia dụng sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng đối với đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại sẽ phải thực hiện dán nhãn năng lượng với máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay. Và nhóm thiết bị công nghiệp thực hiện dán nhãn với máy biến áp phân phối, động cơ điện.

Về lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng, đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nhiệp gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện. Thực thiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020 đối với sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy photo copy, màn hình máy tính, máy in. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020 đối với máy tính xách tay.

Quyết định cũng nêu rõ, Nhà nước khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc quy định trên.

Về các quy định  liên quan đến dãn nhãn năng lượng cho xe ô tô, trao đổi với báo chí trước đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết mục đích của việc dãn nhãn năng lượng là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu sử dụng cho phương tiện, qua đó thúc đẩy các nhà sản xuất nghiên cứu đổi mới công nghệ chế tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế tạo ôtô để sản xuất những xe tiêu thụ ít nguyên vật vật liệu và nhiên liệu. Tiết kiệm nhiên liệu còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến việc dán nhãn năng lượng, trước đó, n gày 28/12/2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký ban hành Thông tư 36 thay thế Thông tư 07/2012 về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, theo hướng bãi bỏ các quy định đang bị phàn nàn là gây khó cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, ngoài những thành quả đạt được như nâng cao nhận thức cho người dân, nhận diện sản phẩm tiết kiệm năng lượng, loại bỏ các thiết bị hiệu quả thấp, tiêu tốn năng lượng, chuyển dịch thị trường sang các sản phẩm ít tiêu hao nặng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần giảm tiêu thụ điện năng quốc gia… chương trình còn tồn tại những vướng mắc bất cập.

Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khẩu cho rằng quy trình cấp chứng nhận và dán nhãn tại Thông tư 07 rườm rà, nhiều thủ tục, tốn kém thời gian, chi phí và gây không ít khó khăn. Bên cạnh đó, Thông tư số 07 quy định các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, kể cả sản xuất và nhập khẩu đều phải được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm độc lập để đảm bảo tính minh bạch, chính xác. Tuy nhiên, quy định này sẽ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất và nhập khẩu.

Phạm Tuyên (TPO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)