Hội nhậpThế giới 24h

Obama và thách thức từ châu Á

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Barack Obama. Ảnh: AP.Giới lãnh đạo châu Á đang hy vọng tổng thống mới đắc cử Barack Obama không có ý định hiện thực hóa lời hứa về bảo hộ thương mại Mỹ. Nếu ông muốn làm điều đó, châu Á sẵn sàng phản đối mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

>Tuần tới, Tổng thống Bush họp với ông Obama

>Barack Obama – Hi vọng táo bạo

>Mỹ: Ông Obama lập nội các mới

>Giấc mơ Mỹ của Barack Obama

Obama kêu gọi đưa ra luật lao động và môi trường chặt chẽ hơn, cũng như các biện pháp nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Châu Á xem đó là những biện pháp bảo hộ kinh tế Mỹ trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến việc xuất khẩu trở nên quan trọng hơn.

Obama còn muốn yêu cầu các nền kinh tế đang phát triển cam kết giảm ô nhiễm và bổ sung các tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong các thỏa thuận về thương mại. Tuy vậy, mục tiêu này vấp phải sự phản đối từ châu Á, nay đã có nhiều tiềm lực chống đỡ áp lực từ phương Tây.

Trung Quốc, nước gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ George Bush, luôn kiên quyết bảo vệ mình trước WTO. Quốc gia này cùng với Ấn Độ đã khiến các vòng đàm phán về thuế nông sản lâm vào bế tắc. Về chuyện khí hậu, 77 quốc gia đang phát triển đã tập hợp lại và đàm phán với tư cách một nhóm (G-77).

Bush và người tiền nhiệm Bill Clinton từng hứa sẽ cứng rắn với Trung Quốc khi còn là ứng viên tổng thống, tuy vậy, họ đều theo đuổi chính sách ôn hòa hơn khi lên nắm quyền. Obama dự đoán cũng theo truyền thống này. Zhang Liping, thuộc Viện nghiên cứu Mỹ ở Trung Quốc, nhận định Washington cần Trung Quốc giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

“Tôi không cho rằng ông ấy sẽ cứng rắn với Trung Quốc, vì Washington đang cần Bắc Kinh giúp đỡ”, Zhang nói. “Vấn đề bây giờ là kinh tế toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng nền kinh tế của Mỹ nữa”.

Bắc Kinh sẽ tỏ rõ thái độ của họ trong cuộc gặp các nguyên thủ quốc gia vào ngày 15/11 tới để bàn về khủng hoảng tài chính. Nhà phân tích Wu Xinbo cho rằng đây sẽ là “cơ hội tốt để đưa ra cảnh báo sớm với chính quyền mới ở Washington”.

Bên cạnh đó, khi lên nắm quyền, Obama sẽ phải giải quyết các vấn đề liên quan tới hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc, Colombia và Panama, đều đang bế tắc ở Quốc hội. Ông ủng hộ đàm phán một số phần trong hiệp định với Hàn Quốc. Tuy nhiên, Thứ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Ho Young đã loại trừ khả năng đó. Obama cũng muốn bổ sung thêm những tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.

Trong bối cảnh đó, cơn bão tài chính ảnh hưởng nhiều tới vị thế là hình mẫu kinh tế của Mỹ. “Khả năng Mỹ có thể đưa ra các điều khoản về thương mại và môi trường với châu Á đã giảm mạnh”, N. Bhaskara Rao, giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông ở New Dehli, Ấn Độ, bình luận. “Nước Mỹ giờ đang ngập trong rắc rối kinh tế của chính họ”.

Kể từ cuộc khủng hoảng năm 1997, tổng sản phẩm quốc nội của châu Á (trừ Nhật) đã tăng lên 7,48 nghìn tỷ USD năm ngoái so với 2,92 nghìn tỷ năm 1998. Kinh nghiệm 10 năm trước giúp các quốc gia này chuẩn bị tốt hơn cho tình huống hiện tại và khiến họ trở thành một khối đoàn kết.

Trung Quốc và các láng giềng đã phát đi thông điệp rằng họ sẽ không dung thứ cho những hạn chế về giao thương. Bộ Ngoại giao nước này tuần trước kêu gọi Mỹ bớt các hàng rào thương mại, đầu tư và chấm dứt việc buộc tội chính sách tiền tệ Trung Quốc gây ra chênh lệch trong cán cân thanh toán giữa hai nước.

Bắc Kinh cũng đại diện cho các nền kinh tế đang vươn lên tuyên bố rằng, Mỹ và các quốc gia giàu có khác phải chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp về khí hậu. Quốc gia châu Á này đang tìm cách dần thay đổi hạ tầng năng lượng mà không phải hy sinh việc tăng trưởng kinh tế, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu giúp đỡ về tài chính và công nghệ.

Trung Quốc cũng có thể sẽ dựa vào liên minh với các quốc gia đang phát triển trên thế giới, không chỉ có châu Á, như họ từng làm hồi đầu năm. Khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Nam Phi đạt được một thỏa thuận về thương mại và môi trường, bác bỏ các mục tiêu về con số trong vấn đề thay đổi thời tiết và nhấn mạnh yêu cầu giảm đói nghèo.

“Các quốc gia đang phát triển có nhiều khả năng đứng về phía Trung Quốc”, Huang Jing, giáo sư đại học quốc gia Singapore, nhận định. “Bắc Kinh sẽ có nhiều lợi thế trong khi mặc cả với Mỹ”.

Hôm qua, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã gọi điện chúc mừng tổng thống Mỹ mới đắc cử Barack Obama: “Trong kỷ nguyên mới, tôi mong rằng mối quan hệ hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ được nâng lên một tầm cao mới”.

Hải Ninhtheo Bloomberg(VnExpress)

 

 

Bình luận (0)