Bà Thúy Hồng – Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM) cho biết đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp HS chuẩn bị tâm lý không tốt nên đánh mất phong độ. Có HS đoạt giải HS giỏi cấp thành phố nhưng kết quả thi lại thấp hơn cả các bạn học trung bình.
Còn hơn 10 ngày nữa, thí sinh cả nước bắt đầu bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Trong khoảng thời gian còn lại này, học sinh phải biết ôn tập và nghỉ ngơi đúng cách để tự tin bước vào kỳ thi.
Đừng trông chờ vào các khóa luyện cấp tốc
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT rất nhiều học sinh (HS) từ các huyện, tỉnh đổ xô về các thành phố lớn để ôn thi ĐH Trong suy nghĩ của số đông HS và nhiều phụ huynh, đây là giải pháp tốt để các em có thể đỗ vào các trường ĐH.
Số đông phụ huynh và HS nghĩ rằng ôn thi ở các thành phố lớn hoặc các trường ĐH sẽ sát đề thi. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã tổ chức kỳ thi ĐH theo hướng “ba chung” (chung đợt, chung đề và xét tuyển chung kết quả) nên các trường ĐH không còn ra đề thi nữa. Vì vậy, ôn thi ở các trung tâm không đồng nghĩa với việc sẽ ôn sát đề thi.
Số đông phụ huynh và HS nghĩ rằng ôn thi ở các thành phố lớn hoặc các trường ĐH sẽ sát đề thi. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã tổ chức kỳ thi ĐH theo hướng “ba chung” (chung đợt, chung đề và xét tuyển chung kết quả) nên các trường ĐH không còn ra đề thi nữa. Vì vậy, ôn thi ở các trung tâm không đồng nghĩa với việc sẽ ôn sát đề thi.
Thí sinh luôn mang tâm lý luyện thi cho đến ngày cuối cùng sẽ làm tăng áp lực cho chính mình.
Ngoài ra, thời gian từ sau khi thi tốt nghiệp đến thi ĐH chưa được một tháng. Thời gian ngắn, phải thay đổi môi trường sống, xa gia đình, thuê nhà trọ, lo việc ăn uống, chen nhau trong mùa nắng nóng nơi thành phố, tốn kém… là những yếu tố không thuận lợi cho người đi ôn thi.
Hơn nữa, lâu nay HS theo cách dạy của các thầy cô giáo ở trường phổ thông, kiến thức và phương pháp học gần như đã được định hình theo một thói quen tư duy. Bây giờ đi nơi khác ôn thi, chắc rằng cách dạy của các thầy cô mới sẽ làm không ít người bỡ ngỡ. Vì thế dễ xảy ra tình trạng chệch hướng, rối kiến thức…
Chính vì những điều chưa thuận lợi trên mà nhiều HS dù ôn thi ĐH cấp tốc có kết quả không cao, kể cả những HS có học lực khá. Cùng ý kiến này, bà Lê Thị Thúy Hồng – Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM), khẳng định: “Chúng tôi dặn dò kỹ HS cả chuyện có nên luyện thi cấp tốc hay không. Đó không phải là cách tốt nhất. Học trong một ngày, hai ngày không thể có kiến thức ngay được. Sau khi thi tốt nghiệp, HS cứ bình tĩnh lấy những bài thầy cô đã giảng dạy để ôn lại. Chia nhỏ lượng kiến thức ra ôn theo từng chủ đề, luyện kỹ năng bài tập, trắc nghiệm. Cứ tự tin là sẽ đạt đúng phong độ của mình”.
Hơn nữa, lâu nay HS theo cách dạy của các thầy cô giáo ở trường phổ thông, kiến thức và phương pháp học gần như đã được định hình theo một thói quen tư duy. Bây giờ đi nơi khác ôn thi, chắc rằng cách dạy của các thầy cô mới sẽ làm không ít người bỡ ngỡ. Vì thế dễ xảy ra tình trạng chệch hướng, rối kiến thức…
Chính vì những điều chưa thuận lợi trên mà nhiều HS dù ôn thi ĐH cấp tốc có kết quả không cao, kể cả những HS có học lực khá. Cùng ý kiến này, bà Lê Thị Thúy Hồng – Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM), khẳng định: “Chúng tôi dặn dò kỹ HS cả chuyện có nên luyện thi cấp tốc hay không. Đó không phải là cách tốt nhất. Học trong một ngày, hai ngày không thể có kiến thức ngay được. Sau khi thi tốt nghiệp, HS cứ bình tĩnh lấy những bài thầy cô đã giảng dạy để ôn lại. Chia nhỏ lượng kiến thức ra ôn theo từng chủ đề, luyện kỹ năng bài tập, trắc nghiệm. Cứ tự tin là sẽ đạt đúng phong độ của mình”.
Không học dồn dập
Bà Thúy Hồng cũng cho biết đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp HS chuẩn bị tâm lý không tốt nên đánh mất phong độ. Có HS đoạt giải HS giỏi cấp thành phố nhưng kết quả thi lại thấp hơn cả các bạn học trung bình. Lý do chính là vào thời điểm cận kề kỳ thi, HS không chuẩn bị đầy đủ tinh thần và sức khỏe, cố công cố sức, học dồn ôn thi nên kiệt sức. Bên cạnh đó, sự lo lắng quá mức, áp lực, kỳ vọng của gia đình quá nhiều khiến HS bị ảnh hưởng.
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Phước Đức – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM), khuyên: “Cách học tốt nhất trong thời gian này là không học dồn, dễ dẫn đến quên kiến thức. HS chủ yếu chỉ nên học phương pháp làm bài cơ bản, các dạng toán, công thức. Đề thi ĐH sẽ có tính sáng tạo, vì thế nếu tâm lý không vững, không bình tĩnh sẽ không làm tốt bài thi”.
Trong khi đó, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh nhắn nhủ: “Tự tin chiếm mấy chục phần trăm thành công của bài thi. Vì thế đừng học tủ, đoán mò… mà lo sợ. Chưa kể chuyện xem bói, xin xăm mà nhiều gia đình nhất quyết bắt con thực hiện. Nếu kết quả xấu thì HS hoảng hốt nên không tự tin bước vào kỳ thi”
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Phước Đức – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM), khuyên: “Cách học tốt nhất trong thời gian này là không học dồn, dễ dẫn đến quên kiến thức. HS chủ yếu chỉ nên học phương pháp làm bài cơ bản, các dạng toán, công thức. Đề thi ĐH sẽ có tính sáng tạo, vì thế nếu tâm lý không vững, không bình tĩnh sẽ không làm tốt bài thi”.
Trong khi đó, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh nhắn nhủ: “Tự tin chiếm mấy chục phần trăm thành công của bài thi. Vì thế đừng học tủ, đoán mò… mà lo sợ. Chưa kể chuyện xem bói, xin xăm mà nhiều gia đình nhất quyết bắt con thực hiện. Nếu kết quả xấu thì HS hoảng hốt nên không tự tin bước vào kỳ thi”
theo HNM
Bình luận (0)