Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2020: Tránh gây áp lực cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi hc sinh lp 12 tr li trưng, vi qu thi gian hơn 2 tháng còn li, các trưng THPT Đà Nng đã khn trương xây dng kế hoch ôn tp vi tinh thn hn chế ti đa áp lc cho hc sinh, giúp các em có mt k thi tt nghip hiu qu.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Phm Phú Th (Đà Nng) trong mt tiết hc

Học đến đâu ôn tập đến đó; tập trung rà soát, thống kê số học sinh không có điều kiện tham gia học qua truyền hình hoặc internet để lên kế hoạch phụ đạo giúp các em nắm kiến thức cơ bản là phương án được nhiều trường lựa chọn dành cho học sinh lớp 12 sau kỳ nghỉ dài vì dịch Covid-19. Thầy Nguyễn Bá Hảo (Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ) cho biết toàn trường có 389 học sinh lớp 12, trong đó có 21 học sinh là con em đồng bào thiểu số Cơ Tu. Do trường nằm ở địa bàn vùng khó còn nhiều thiếu thốn và thiệt thòi nên ngay từ học kỳ I, nhà trường đã tổ chức phụ đạo trái buổi 3 môn chính là toán, văn và tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên, sau Tết, việc nghỉ học bị kéo dài buộc học sinh phải học qua truyền hình và internet nên khi các em trở lại trường, nhà trường tổ chức ôn tập lại, chú trọng vào những nội dung bài mới trong chương trình bắt buộc nhằm giúp các em củng cố và nắm chắc kiến thức. Theo thầy Hảo, để tránh áp lực cho học sinh, nhà trường chủ trương học đến đâu ôn tập đến đó. Đến đầu tháng 6 sẽ tổ chức dạy phụ đạo trái buổi để tăng cường nền tảng kiến thức giúp các em chọn điểm rơi tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. 

Tương tự, học đến đâu ôn tập đến đó là phương án Trường THPT Ngũ Hành Sơn lựa chọn cho học sinh của trường. Cô Nguyễn Thị Tố Nhung (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết do học kỳ II năm học này có phần “đặc biệt” so với các năm học trước nên cùng với việc dạy học, nhà trường chú trọng đến công tác chuẩn bị tâm lý cho học sinh. Với học sinh lớp 12, sau khi các em trở lại trường, các tổ bộ môn dành thời gian ôn tập củng cố lại kiến thức học sinh đã học qua truyền hình, internet. Tiếp đó là dạy bài mới theo đúng khung chương trình đã được giản lược của Bộ GD-ĐT. Để tránh cho học sinh bị áp lực, nhà trường chủ trương vừa học vừa ôn lại kiến thức trong chương trình. Việc kiểm tra học kỳ II sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 16 đến 20-6, sau đó sẽ tổ chức ôn tập và tăng tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức thi tốt nghiệp.

Ở một số trường khác, cùng với việc học, lịch tăng tiết ôn tập được bố trí từ ngày 11-5. Cô Nguyễn Thị Minh Huệ (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền) cho biết: “Từ ngày 11-5, học sinh lớp 12 sẽ có thêm 3 tiết ôn tập/tuần vào ngày thứ năm, sau 2 tiết học chính khóa. Căn cứ vào tình hình thực tế, nhà trường có thể sẽ vẫn duy trì cho học sinh được chọn giáo viên đứng lớp ở các tiết ôn tập như những năm trước. Với trường hợp chọn giáo viên đứng lớp các tiết ôn tập, thì học sinh sẽ phải có một buổi ôn tập trái buổi”. Tương tự, Trường THPT Phan Châu Trinh cũng sẽ sắp xếp 3 tiết ôn tập vào ngày thứ năm, sau 2 tiết học chính khóa. Thầy Nguyễn Quang Hưng (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Ngoài 2 tiết tự chọn, học sinh sẽ học thêm 3 tiết ôn tập/tuần. Như vậy các em được ôn tập chắc 5 môn thi trong số các môn thi tốt nghiệp THPT. Nhà trường cũng xác định 3 môn ôn tập trọng tâm là toán, văn và ngoại ngữ. Còn với môn tổ hợp thì nhà trường tổ chức lớp ôn tập căn cứ trên nguyện vọng đăng ký của học sinh”.

Theo nhìn nhận của lãnh đạo các trường THPT ở Đà Nẵng, thời gian còn lại dành cho học sinh lớp 12 là khá ngắn. Vì vậy, đa số các trường đều lựa chọn giải pháp vừa học vừa ôn nhằm giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức. Cùng với đó, học sinh được hướng dẫn các kỹ thuật phân tích đề, cách làm bài thi trắc nghiệm theo đặc thù từng môn bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Vừa học, vừa ôn tập nhưng không nên tự tạo áp lực trong thời gian này để chọn được điểm rơi tốt là vấn đề được các trường quan tâm, động viên học sinh của trường. “Trong tiết trời nắng nóng, việc học của học sinh cần sự phân bổ thời gian hợp lý ở trường cũng như ở nhà. Chúng tôi cũng mong các bậc phụ huynh quan tâm giúp con em ổn định về mặt tâm lý và sức khỏe, vượt qua khó khăn để mang lại một kết quả thi tốt”, thầy Nguyễn Bá Hảo mong muốn.

Bài, ảnh: Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)