Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2021: Bài thi khoa học tự nhiên: Nắm vững kiến thức lý thuyết nền tảng

Tạp Chí Giáo Dục

Bài thi khoa hc t nhiên (KHTN) trong k thi tt nghip THPT gm 3 môn: Vt lý, hóa hc và sinh hc. Theo các giáo viên b môn, đ có th làm tt tng môn thi thành phn, hc sinh phi nm tht vng kiến thc lý thuyết nn tng, hc và hiu đưc bn cht ca kiến thc. Trong quá trình ôn tp cn chú trng trang b k năng làm bài và phân b thi gian hp lý.


Thy Phm Lê Thanh (giáo viên môn hóa hc Trưng THPT Lê Thánh Tôn) hưng dn hc sinh lp 12 ôn tp môn hóa

+ Cô Nguyn Ngc Hương M (T trưng T vt lý Trưng THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM): Phi hiu đưc bn cht vt lý ca kiến thc

Thời điểm này, bên cạnh sự hỗ trợ của giáo viên thì các em học sinh phải xây dựng được kế hoạch ôn tập khoa học. Trong đó, các em cần bám sát vào đề tham khảo của Bộ GD-ĐT đã công bố. Theo đề minh họa môn vật lý, tôi nhận thấy 90% kiến thức là các đơn vị kiến thức lớp 12; 80% mức độ kiến thức trong đề là nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. Vì vậy, khi ôn tập, các em cần phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản, đặc biệt là kiến thức trong chương trình lớp 12. Khi ôn tập phải hiểu rõ về bản chất vật lý của từng mảng kiến thức chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng công thức để giải toán. Nếu học vẹt, học thuộc lòng thì khi gặp các câu hỏi đòi hỏi sự suy luận, những câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn, các em sẽ khó có thể đưa ra được đáp án đúng. Ví dụ: Đề bài cho câu hỏi trắc nghiệm “Mạch điện RLC đang xảy ra cộng hưởng. Khi tăng điện trở 2 lần thì hệ số công suất thay đổi như thế nào?”. Với những em học vẹt, học tủ, ngay khi đọc đề thì thấy rằng hệ số công suất được tính bằng công thức R:S, khi R tăng 2 lần thì công suất cũng sẽ tăng 2 lần. Với cách tính này, các em đã đưa ra đáp án sai vì quá lệ thuộc vào công thức mà không hiểu về bản chất vật lý. Cách giải đúng phải là: Cộng hưởng thì công suất bằng 1, thay đổi R không làm thay đổi điều kiện cộng hưởng, do đó công suất sẽ không đổi và bằng 1.

Để có thể nhớ và hiểu kiến thức môn học, phục vụ tốt khi làm bài thi thì trong quá trình ôn tập, các em phải tăng cường làm nhiều câu hỏi trắc nghiệm. Khi giải các câu hỏi trắc nghiệm, các em tuyệt đối không được tham khảo tài liệu, tức là không vừa giải đề vừa xem tài liệu, bởi như vậy các em sẽ không phát hiện ra được rằng mình đang hổng đơn vị kiến thức nào, hoặc là đơn vị kiến thức nào bản thân đã quên để có hướng bổ sung, củng cố. Thay vào đó, trong quá trình làm bài, các em nên có một cuốn sổ để ghi chú lại những đơn vị kiến thức nào gặp khó. Sau khi giải xong nội dung kiến thức, bài tập liên quan đến một chương, một chủ đề nào đó, các em nên ghi chú vào sổ các đơn vị kiến thức tổng quát. Đồng thời, các em cần phải tập luyện giải đề mẫu trong giới hạn thời gian làm bài quy định, 40 câu với thời gian làm bài 50 phút, để hình thành kỹ năng làm bài và phân bố thời gian hợp lý. Với các câu hỏi tính toán, các em nên đọc đề và đọc cả 4 đáp án lựa chọn để có thể loại trừ bớt các phương án sai, rút ngắn bước tính, tiết kiệm thời gian làm bài. Sau mỗi đề luyện tập, ngoài việc nhìn xem bản thân làm đúng được bao nhiêu câu, đạt được bao nhiêu điểm, các em cần phải tổng kết lại xem bản thân làm sai những câu nào và tại sao lại sai, để rút kinh nghiệm và có kế hoạch ôn tập tiếp theo cho hợp lý.

+ Thầy Phm Lê Thanh (giáo viên môn hóa hc Trưng THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM): Hóa hc phi nhun nhuyn lý thuyết nn tng

Căn cứ theo đề tham khảo của Bộ GD-ĐT, có thể thấy cấu trúc đề thi môn hóa học gồm 40 câu, trong đó kiến thức lớp 12 là 30 câu (chiếm 75%); lớp 10 và 11 – mỗi lớp có 5 câu (chiếm 25%). Trong đề thi, số câu hỏi lý thuyết nhiều hơn bài tập tính toán. Bản chất của hóa học là lý thuyết, lý thuyết nền tảng chính là chìa khóa để giải các bài tập hóa học; vì thế khi ôn tập các em cần học thật kỹ, nắm thật chắc lý thuyết. Trước hết, các em phải xác định mục tiêu cho bản thân  ứng với mức độ điểm số cần đạt để có chiến thuật ôn thi “nắm chắc – ăn chắc”. Các câu hỏi từ đơn giản hay vận dụng cao đều có điểm số là 0,25, khi xác định được mục tiêu, các em sẽ tập trung thời gian vào vùng lấy điểm thay vì lan man làm tất cả các câu hỏi. Khi làm bài thi, việc phân bổ thời gian là cực kỳ quan trọng, giải quyết từ câu hỏi lý thuyết dễ, cơ bản đến nâng cao, không để mất quá nhiều thời gian cho câu hỏi khó. Để đạt điểm số 7-8, các em chỉ cần học thật kỹ lý thuyết và bài tập cơ bản.

Kiến thức lý thuyết hóa học rất đa dạng, theo hướng học để “hiểu” chứ không “học thuộc lòng”. Ở mỗi phản ứng hóa học chỉ cần thay đổi dữ kiện hỏi thì hướng phản ứng và sản phẩm tạo thành sẽ rất khác nhau, đáp án cũng sẽ khác. Vì vậy, các em cần chú ý điều này trong quá trình ôn luyện và làm bài thi phải đọc thật kỹ từng câu, từng chữ. Cách tốt nhất để nhớ linh hoạt kiến thức là luyện tập các câu hỏi đếm số chất, đếm số phát biểu, đếm số phản ứng. Tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa nội dung kiến thức từng chương, chú trọng chương trình lớp 12. Kiến thức hóa học Vô cơ các em lưu ý kỹ phần Đại cương kim loại vì chương này hầu như tóm gọn toàn bộ lý thuyết quan trọng của hóa học Vô cơ (tính chất vật lý, hóa học, điều chế kim loại, ứng dụng…); Hữu cơ thì chú trọng kiến thức về các nhóm định chức từ Ancol đến Amin, Aminoaxit. Sau khi nắm chắc phần kiến thức lý thuyết lớp 12, các em dành khoảng 1/3 thời gian ôn luyện để rà soát lại nội dung hóa Vô cơ lớp 11 phần: Sự điện ly (chú trọng phản ứng trao đổi ion trong dung dịch), phân bón hóa học (Quy ước tính độ dinh dưỡng từng loại phân), Cacbon – Silic (hợp chất của cacbon, ứng dụng, điều chế), Hữu cơ phần Đại cương hóa hữu cơ, Hidrocacbon no, không no và thơm. Xử lý bài tập tính toán cơ bản cần có những thủ thuật riêng cho bản chất, dành thời gian ôn lại thật chắc công cụ giải toán hóa học gồm: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, sơ đồ hợp thức kết hợp công thức kinh nghiệm. Các công thức kinh nghiệm này rất thường gặp trong các đề thi, chỉ cần một dòng bấm máy tính các em đã có thể chọn ngay kết quả. Các em có thể dùng một quyển sổ tay ghi chú lại để học. Quá trình ôn tập, các em cần luyện tập các dạng bài tập này trong các đề thi thử để thao tác quen cách bấm máy, tư duy giải nhanh, tăng sự tự tin khi làm bài. Giải đề thi thử cũng là cách thức chuẩn xác, là thang đo mức độ điểm số mình đang tích lũy, từ đó rà soát kiến thức còn thiếu để có lộ trình ôn tập phù hợp.

+ Cô Trn Th Trúc Đào (T trưng T sinh hc Trưng THPT Tenlơman, Q.1, TP.HCM): Nm vng kiến thc tng quát chương trình sinh hc lp 12

Nhìn từ đề tham khảo của Bộ GD-ĐT, tôi nhận thấy kiến thức trong đề thi môn sinh học trải đều ở tất cả các chương trong chương trình lớp 12. Trong đó chỉ có 25%  câu hỏi trong đề ở mức độ vận dụng, vận dụng cao; còn lại 75% kiến  thức là phù hợp với học sinh trung bình – khá trở lên. Với kiến thức lớp 11, đề thi chiếm 10%, tập trung ở chương 1: Chuyển hóa năng lượng vật chất. Ngoài ra, phần kiến thức vận dụng, vận dụng cao phân loại học sinh tập trung chủ yếu ở phần di truyền – đây cũng là dạng quen thuộc với học sinh.

Trong quá trình ôn tập, các em nên lập sơ đồ tư duy, hệ thống lại kiến thức của từng chương, bao gồm cả lý thuyết và bài tập đi cùng. Chú trọng nắm thật vững kiến thức tổng quát chung trong chương trình lớp 12. Nếu nắm vững các kiến thức cơ bản, nền tảng nhất các em đã có thể lấy được 7 điểm. Với những học sinh sử dụng môn sinh học làm tổ hợp xét tuyển ĐH, trong quá trình ôn tập các em cần luyện kỹ thêm phần kiến thức về Di truyền để có thể lấy được điểm 8-9. Khi ôn tập, các em nên luyện giải nhiều đề để vừa củng cố kiến thức, vừa hình thành kỹ năng và học được cách phân bố thời gian hợp lý ở từng câu, từng phần. Khi làm bài thi, các em cần đọc thật kỹ và phân tích đề, không nên hấp tấp vội vàng, câu nào dễ các em làm trước, câu nào khó làm sau, làm đến đâu chắc đến đó. Phân bố thời gian hợp lý ở các câu trong đề thi, không nên quá sa đà vào giải một câu nào đó.

Yến Hoa (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)