Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2022: Môn ngữ văn: Nắm chắc kỹ năng làm bài

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thi môn ng văn trong k thi tt nghip THPT hin ra theo hưng m, chú trng v k năng làm bài; nếu hc sinh hc thuc lòng, hc vt thì s gp khó khăn khi làm bài.


Cô Ngô Th Tuyết Nhung hưng dn hc sinh lp 12 ôn tp môn ng văn

Căn cứ theo đề minh họa của Bộ GD-ĐT, đề thi môn ngữ văn gồm 3 phần: Đọc hiểu văn bản (3 điểm), nghị luận xã hội (NLXH – 2 điểm), nghị luận văn học (NLVH – 5 điểm). Khi ôn tập, học sinh cần bám sát cấu trúc của đề, chú trọng ôn kỹ năng làm bài theo từng phần.

Phn đc hiu: Chú ý mc đ câu hi đ tr li phù hp

Cụ thể, với phần đọc hiểu văn bản, học sinh cần nhận biết các thể loại văn bản như thơ, truyện, nghị luận. Câu hỏi ở phần này sẽ ở các mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Với phần nhận biết, học sinh bám sát văn bản để trả lời, không trả lời theo ý kiến cá nhân của bản thân. Ở phần thông hiểu, học sinh trả lời trên cơ sở nắm chắc văn bản và trình bày suy nghĩ của bản thân. Đối với phần vận dụng, học sinh phải nêu được quan điểm, suy nghĩ của bản thân, bày tỏ được quan điểm chứng kiến của bản thân về vấn đề trong văn bản đọc hiểu. Theo xu hướng vài năm trở lại đây, ngữ liệu trong phần đọc hiểu thường là đoạn thơ, văn nghị luận, văn bản theo thể loại nghị luận và văn học. Đây là phần học sinh dễ dàng lấy điểm song thường ít em lấy được trọn vẹn 3 điểm do gặp nhiều sai sót, yếu kỹ năng đọc hiểu. Ví dụ, phần nhận biết chưa khai thác hết ngữ liệu đề bài cho. Còn phần thông hiểu, vận dụng thì trả lời quá ngắn gọn, chưa đủ ý, mất ý.

Để làm tốt phần đọc hiểu, học sinh phải đọc kỹ văn bản ngữ liệu đề cho, chú ý mức độ câu hỏi để trả lời cho phù hợp. Nếu đề yêu cầu theo văn bản thì phải bám sát vào văn bản, đề yêu cầu bày tỏ ý kiến cá nhân thì trả lời theo ý kiến cá nhân, nêu quan điểm suy nghĩ của bản thân.

Phần NLXH: Không làm theo hình thức một bài văn thu nhỏ

Với phần NLXH, học sinh cần nắm vững kỹ năng làm bài, đọc kỹ đề, xoáy sâu vào trọng tâm vấn đề. Đề giới hạn trong một đoạn văn nên khi làm bài, học sinh chỉ cần tập trung làm rõ một vấn đề duy nhất, giới hạn phạm vi đề yêu cầu, không làm theo hình thức một bài văn thu nhỏ. Việc triển khai phần NLXH thành một bài văn thu nhỏ là sai lầm rất dễ gặp của học sinh, dễ dẫn đến mất điểm.

Triển khai phần NLXH theo hình thức một đoạn văn ngắn, học sinh chú ý có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Trong đó, mở đoạn cần giới thiệu một cách đầy đủ vấn đề nghị luận. Ví dụ, đề bài đề cập đến ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống thì các em phải nói đầy đủ ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống, không chỉ đơn thuần là nói về lòng tự trọng. Chú ý giới thiệu một cách trực tiếp, đi thẳng vấn đề, không viết lan man, lòng vòng, vừa tốn thời gian vừa không có điểm. Ở phần thân đoạn, tập trung giải quyết trọn vẹn vấn đề trọng tâm, xoáy sâu vấn đề nêu ra, không viết đầy đủ các thao tác nghị luận, không ôm đồm quá nhiều như một bài văn thu nhỏ. Khi tập trung làm rõ vấn đề thì cần đưa các lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề và tăng tính thuyết phục. Lý lẽ, dẫn chứng này là kiến thức xã hội của học sinh. Phần kết đoạn cần khẳng định lại vấn đề đó có đúng hay không, nêu suy nghĩ, nhận thức hành động của bản thân. Lưu ý, các em phải nêu đầy đủ cả 2 ý trên, nếu chỉ nêu 1 ý sẽ mất điểm. Sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi làm phần NLXH là viết theo hình thức một bài văn thu nhỏ, lấy dẫn chứng chưa có sức thuyết phục, đưa dẫn chứng NLVH vào NLXH – điều này không nên dù văn học cũng phản ánh hiện thực cuộc sống, song có sự tưởng tượng, góc nhìn của người nghệ sĩ.

Ở phần NLXH, đề thường yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ, học sinh có thể viết gói gọn trong khoảng 1/2-2/3 tờ giấy thi, không viết quá dài hoặc quá ngắn. Việc viết quá dài hoặc quá ngắn cũng có thể bị trừ điểm. Đề thi hiện nay bám rất sát vào cuộc sống hàng ngày, vấn đề nghị luận đều mang hơi thở cuộc sống, gần gũi với học sinh; do vậy, ngoài kiến thức sách giáo khoa, học sinh nên quan tâm thêm vấn đề cuộc sống để làm tốt phần NLXH. Quan trọng là cần nêu ra được suy nghĩ, quan điểm của bản thân.

Phn NLVH: Đánh giá cao k năng làm bài

Ở phần NLVH, các văn bản tác phẩm đề cập đến đều tập trung trong chương trình ngữ văn lớp 12. Đề sẽ cho sẵn ngữ liệu. Cấu trúc đề thi phần NLVH đánh giá cao kỹ năng làm bài, kỹ năng viết bài văn phải đầy đủ bố cục, tập trung vấn đề nghị luận, phương pháp phân tích, làm rõ, đánh giá, nhận xét, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chính tả, ngữ pháp, sự sáng tạo… Kỹ năng làm bài nếu được đánh giá cao là bài làm đã đạt được 1,5 điểm/5 điểm.

CN LP DÀN Ý SƠ LƯC TRƯC KHI LÀM BÀI

Khi làm bài NLVH, học sinh nên lập dàn ý sơ lược, ghi chú các ý chính… Học sinh thường bỏ qua bước này, nhưng thực ra đây là vấn đề rất quan trọng giúp các em đi vào trọng tâm của đề, không viết lan man, dài dòng…, định hướng được toàn bộ bài làm, không bỏ sót ý khi làm bài. Tận dụng 5 phút đọc đề, các em nên kiểm tra đề, hình dung bố cục đề. Khi làm bài, chú ý đọc thật kỹ đề, phân tích đề, nêu ra các vấn đề cần giải quyết. Cạnh đó, khi làm bài thi, học sinh phải cân đối được thời gian làm bài giữa các phần, không nên tập trung sa đà quá nhiều vào một yêu cầu của đề.

Phần mở bài NLVH: Nêu thông tin tác giả, tác phẩm, phạm vi đề – là đoạn văn xuôi/đoạn thơ đề yêu cầu. Còn phần thân bài, học sinh phải đưa ra được khái quát chung, thông tin cơ bản tác giả, tác phẩm, nội dung tác phẩm. Khi phân tích đoạn thơ/đoạn văn cần bám sát vào từ ngữ, hình ảnh chi tiết những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu để làm sáng tỏ nội dung. Khi đã phân tích kỹ nội dung đề cần đánh giá mặt nghệ thuật, nội dung của ngữ liệu đề đưa ra. Cấu trúc đề NLVH thường có 2 vế, bao gồm cả phần nhận xét – muốn làm được, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để giải quyết, tránh bỏ vế này sẽ dẫn đến mất điểm. Trong quá trình làm bài, học sinh có thể liên hệ với tác phẩm khác phù hợp, vừa phải để nêu bật lên yêu cầu của đề, song không nên lan man quá nhiều sẽ đi xa trọng tâm yêu cầu của đề. Ở phần kết bài, học sinh cần khẳng định lại vấn đề, giá trị mà ngữ liệu đề yêu cầu, không phải khẳng định lại toàn bộ tác phẩm. Cũng có thể nêu thêm suy nghĩ, thông điệp của bản thân đối với vấn đề mà đề đưa ra.

Đối với phần NLVH, học sinh thường mắc sai lầm là diễn xuôi thơ do thiếu kỹ năng làm bài, hoặc bỏ nguyên vế 2 của đề. Có nhiều em khi nêu dẫn chứng không nắm chắc tác phẩm, nhầm tác phẩm này sang tác phẩm khác… Đặc biệt, phổ biến có tình trạng học sinh viết bài theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” do không sắp xếp được thời gian làm bài hợp lý, dẫn đến trình trạng đoạn sau của bài thường không viết hết ý.

Ngô Th Tuyết Nhung
(T trưng T ng văn Trưng
THPT Lương Th
ế Vinh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)