Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 môn hóa: Nắm chắc phần kiến thức lý thuyết

Tạp Chí Giáo Dục

Hu hết các câu hi trong đ minh ha k thi tt nghip THPT môn hóa năm 2024 là lý thuyết, do đó, đ làm bài thi đt kết qu cao, hc sinh cn nm chc kiến thc lý thuyết và các dng bài tp cơ bn.


Thy Trn Thành Trung lưu ý hc sinh lp 12 phi nm chc kiến thc lý thuyết khi thi môn hóa

So với năm trước, năm nay cấu trúc đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ nguyên. Theo đó, đề thi có 40 câu, mỗi câu có điểm số là 0,25; thời gian làm bài 50 phút. Ở phần kiến thức lớp 11, trong đề minh họa có 2 câu hỏi, gồm 1 câu Ancol – Phenol và 1 câu Nitơ – Photpho; 38 câu hỏi còn lại tập trung chủ yếu vào chương trình lý thuyết lớp 12. Các câu hỏi trong đề thi được phân làm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, mức độ nhận biết và thông hiểu chiếm 31 câu; mức độ vận dụng và vận dụng cao có 9 câu. Bao gồm 2 câu vận dụng cao vào phần lý thuyết Este – Lipit và tổng hợp vô cơ ở lý thuyết nâng cao, 7 câu còn lại rơi vào các bài toán ở mức thông hiểu và vận dụng. Số lượng bài tập chỉ chiếm khoảng 6-9 câu.

Ôn k phn lý thuyết

Từ phân tích cấu trúc đề minh họa để thấy rằng, trong 40 câu hỏi, số lượng câu hỏi lý thuyết chiếm số điểm nhiều hơn. Do vậy, khi ôn tập, học sinh cần phải ôn kỹ, nắm chắc phần lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế nhiều học sinh thường sa đà vào việc giải bài tập, làm các bài tập toán – hóa đòi hỏi các thủ thuật giải phải cao và phức tạp. Nhiều em thường dành thời gian giải các bài tập thật nhanh bằng công thức tính nhanh hoặc mẹo giải. Thế nhưng, đa phần nếu sa đà vào việc giải quá nhiều bài tập mức độ khó như vậy thì các em sẽ không có thời gian ôn tập phần lý thuyết. Trong khi đó, lý thuyết chiếm rất nhiều điểm trong đề thi.

Để có thể đạt được điểm cao trong bài thi thì các em phải có chiến lược học và ôn tập hợp lý. Trước hết, các em vẫn phải nắm thật chắc các kiến thức lý thuyết, bao gồm cả kiến thức hóa học lớp 10, lớp 11 và lớp 12, vì hóa học là môn học có mắt xích liên kết với nhau. Với khối lượng kiến thức như vậy, nếu không có chiến lược ôn tập hợp lý thì khi ôn, các em sẽ rất dễ ngộp vì kiến thức khá nhiều. Do đó, khi ôn tập, các em có thể hệ thống kiến thức bằng cách viết sơ đồ tư duy, tìm ra sự giống nhau trong cùng một chương, phân từng nhóm các nguyên tố… Khi hệ thống như thế, các em sẽ dễ dàng nhớ kiến thức hơn. Ngoài ra, các em cũng nên có cuốn sổ tay ghi chép lại những phần kiến thức mình hay sai để rút kinh nghiệm cho những lần ôn sau. Đồng thời, các em cũng nên luyện đề, ngoài việc học trên lớp cần sắp xếp thời gian để tự luyện đề ở nhà. Các đề tham khảo học sinh có thể tham khảo nguồn đề từ giáo viên, trên internet, các kênh học tập… Tuy nhiên, khi chọn lựa đề ôn tập, các em cần chú ý chọn đề phù hợp với sức học của bản thân. Nếu có khả năng tốt, mong muốn được điểm cao thì phải luyện các đề có yêu cầu cao; còn đối với những em yêu cầu đặt ra không quá cao thì lựa chọn các đề ở mức vừa phải.


Vi môn hóa, vic ôn tp cn có chiến lưc, tránh chy theo các lp hc thêm vô b (nh minh ha)

Trong quá trình ôn tập, các em cần hệ thống hóa kiến thức lý thuyết một cách thường xuyên bằng cách viết sơ đồ tư duy, viết bằng ký hiệu, hình vẽ, từ khóa để dễ nhớ. Đặc biệt, các em cần phân bố, canh thời gian làm đề để hình thành phản xạ tốt khi làm bài trong phòng thi. Khi làm bài thi cần có chiến lược làm phần nào trước, vì tất cả các câu hỏi trong đề thi dù dễ hay khó đều có số điểm bằng nhau (0,25 điểm/câu); do đó, các em đừng sa đà vào việc tập trung giải các bài toán khó trước, vì khi các em giải không ra sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, làm bài thi không tốt. Nếu các em nắm chắc phần kiến thức lý thuyết cùng các bài tập cơ bản trên lớp thì việc đạt được điểm 5, 6 là không mấy khó khăn.

Có một thực tế là nhiều học sinh bị cuốn vào việc giải đề nhưng ít khi nào lật xem các đề đó đã làm như thế nào, đã làm chưa tốt ở phần nào. Nên đôi lúc, khi giải đề mới các em lại vướng vào các lỗi sai cũ, dù đã sửa rồi nhưng các em vẫn chưa rút kinh nghiệm. Do vậy, lời khuyên là song song với việc giải đề, các em cần thường xuyên ôn lại các đề cũ đã giải, để tích lũy kinh nghiệm, tránh lặp lại lỗi sai của đề trước với đề sau.

Để làm bài thi đạt kết quả cao, các em phải có một sức khỏe và tinh thần tốt. Do vậy, trong thời gian ôn tập, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi là cực kỳ quan trọng. Có nhiều em than uể oải, mệt mỏi, sợ bước vào lớp học. Do đó, các em phải cân bằng sức khỏe tinh thần, tâm lý. Sắp xếp chia thời gian ôn tập hợp lý.

Không hc thêm theo trào lưu

Khi học với các giáo viên online, các kênh học tập…, học sinh cần phải chú ý đến tính hiệu quả. Các em cần chọn giáo viên để bản thân học hiểu bài, học hỏi thêm được nhiều kiến thức chứ không nên chạy theo trào lưu, hiện tượng. Thực tế, có một số học sinh chỉ đăng ký học thêm theo bạn bè chứ chưa đánh giá được nhu cầu thực tế của mình, rằng mình thực sự có cần thiết phải học thêm với thầy cô đó hay không. Việc học thêm là nhu cầu của học sinh. Do đó, khi các em cảm thấy học với thầy cô đó mình có thêm kiến thức, thêm tự tin để đi thi thì nên theo học. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các em phải nhìn nhận lại khả năng thực tế của bản thân mình.

Nhiều phụ huynh thường đặt áp lực, đòi hỏi cao ở con mình. Năng lực của con chỉ ở mức 7, 8 điểm nhưng phụ huynh lại yêu cầu con đạt điểm 9, 10, vô tình tạo thêm áp lực cho con. Trong giai đoạn ôn thi tốt nghiệp, học sinh phải ôn rất nhiều môn, do đó phụ huynh cần đồng hành, động viên con, thay vì quá kỳ vọng vào con.

Trn Thành Trung
(T trưng T hóa hc Trưng THPT
Phan Đăng Lưu, Q.Bình Th
nh, TP.HCM)

Bình luận (0)