Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi tuyển sinh lớp 10: Môn ngữ văn: Rèn luyện kỹ năng, tránh xa văn mẫu

Tạp Chí Giáo Dục

Năm nay, cu trúc đ thi tuyn sinh lp 10 THPT công lp môn ng văn ti TP.HCM không thay đi so vi năm trưc. Vì vy, các em hc sinh có th tham kho đ thi năm trưc đ hình dung rõ nét cu trúc đ thế nào cũng như xây dng kế hoch ôn tp tt nht cho bn thân.


Thy Võ Kim Bo trong gi dy văn  lp 9/6 Trưng THCS Nguyn Du (Q.1)

Dưới đây là một số vấn đề học sinh cần lưu ý trong quá trình ôn tập môn ngữ văn.

Cn trng khi chn tài liu ôn tp, tránh xa văn mu

Về tài liệu ôn tập, hiện nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu ôn thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn. Sự đa dạng và phong phú của các nguồn tài liệu lại vô tình gây khó khăn cho người học. Có không ít học sinh mua tài liệu để tham khảo các bài văn mẫu. Điều này dẫn đến những suy nghĩ lạc hướng trong quá trình ôn thi.

Đề thi ở mỗi địa phương có cấu trúc và yêu cầu riêng. Nhiều tài liệu chưa viết theo đúng cấu trúc và yêu cầu của TP.HCM. Để tránh lạc hướng, học sinh không nên tự tìm mua tài liệu mà cần có sự tư vấn của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thêm vào đó, việc học văn mẫu đã không còn phù hợp từ rất lâu, đặc biệt là ở TP.HCM. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại TP.HCM luôn được ra theo hướng phát huy phẩm chất và năng lực người học. Học sinh chỉ cần đảm bảo kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình học là có thể đáp ứng được yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, đề thi lại chú trọng nhiều ở kỹ năng, năng lực thực tế của người học. Khi chấm thi, các nội dung về kỹ năng, phẩm chất, năng lực được chú trọng và có thang điểm cao. Chính vì vậy, thay vì lệ thuộc vào văn mẫu, học sinh cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, kỹ năng phân tích đề… để có thể hoàn thành tốt bài thi.

Viết văn hay là điều không bắt buộc. Ngữ văn là môn học đòi hỏi ít nhiều về năng khiếu. Để viết văn hay thì cần có năng khiếu và sự rèn luyện. Điều cần chú trọng nhất là viết đúng. Khi làm phần đọc hiểu thì câu phải viết đúng. Và khi viết bài văn thì phải đúng bố cục, viết đoạn đúng phương pháp. Trong kỳ thi tuyển sinh, viết đúng có thể đạt điểm cao.

Phn đc hiu

Ngữ liệu ở phần này có thể là văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản văn học, văn bản khoa học… Các câu hỏi trong phần này sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó. Tuy nhiên, khó ở đây không có nghĩa là phức tạp, câu hỏi khó chỉ dừng ở mức độ vận dụng. Học sinh chỉ cần hiểu đúng vấn đề, nắm vững kỹ năng là có thể hoàn thành tốt yêu cầu của đề bài. Khi luyện tập, học sinh cần tránh thói quen đọc ngữ liệu ngay từ đầu. Việc đầu tiên cần làm là đọc các câu hỏi để nắm được yêu cầu, sau đó mới đọc ngữ liệu. Khi đọc ngữ liệu, học sinh dùng bút gạch chân, ghi chú vào các chi tiết dùng để phục vụ cho việc trả lời câu hỏi. Câu trả lời cần được viết thành một câu hoàn chỉnh, đủ chủ ngữ – vị ngữ, tránh viết tắt, viết từ khóa.

Trong phần đọc hiểu sẽ có một câu hỏi tiếng Việt. Để ôn tập phần này, học sinh cần lưu ý: Giải lại các bài tập trong sách giáo khoa, chủ yếu là tiếng Việt lớp 9, tiếng Việt lớp 6, 7, 8; ôn tập các biện pháp tu từ. Yêu cầu cao nhất của phần này là viết đoạn văn. Chính vì vậy, học sinh cần rèn luyện thêm kỹ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh.

Phn ngh lun xã hi

Ở phần này, học sinh cần nắm chắc phương pháp làm hai dạng bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Ôn tập kỹ khái niệm và cách làm để tránh nhầm lẫn hai dạng bài. Đọc nhiều đề bài, tham khảo nhiều bài mẫu để phân biệt được đề bài yêu cầu viết văn bản theo dạng bài nào. Thường xuyên theo dõi tin tức, thời sự trên các cơ quan truyền thông chính thống để hiểu biết xã hội, có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về một vấn đề cụ thể, tìm được dẫn chứng hay cho bài văn nghị luận xã hội. Luyện viết là cách tốt nhất khi ôn tập. Tuy nhiên, đề bài nghị luận xã hội là không có giới hạn, học sinh không có nhiều thời gian để luyện viết. Bên cạnh luyện viết một số đề hay, học sinh có thể tham khảo các đề trên mạng hoặc tài liệu tham khảo, luyện tập tìm ý và lập dàn ý cho các đề đó. Kỹ năng yếu nhất của học sinh là kỹ năng trình bày dẫn chứng. Học sinh đã có dẫn chứng nhưng nêu dẫn chứng không phù hợp cũng là một điều rất lãng phí. Các em cần tập đưa dẫn chứng vào bài làm và nhờ thầy cô giáo xem, góp ý thêm.

Phn ngh lun văn hc

Đây là phần có nội dung tương đối nặng hơn so với hai phần trước. Ở phần này, học sinh được chọn 1 trong 2 đề. Cụ thể, đề 1 yêu cầu học sinh tự chọn một tác phẩm thuộc chủ đề đề thi cho, cảm nhận tác phẩm và chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống. Để thực hiện tốt yêu cầu này, học sinh cần ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chủ đề tình yêu nước, chủ đề lao động, chủ đề người lính, chủ đề tình cảm gia đình… Trong quá trình ôn tập, các em cố gắng chỉ ra mối tương quan giữa các tác phẩm, chú trọng những đoạn, những chi tiết làm nên giá trị tinh thần cốt lõi của tác phẩm. Yêu cầu cốt yếu là nắm vững phương pháp nghị luận một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về một tác phẩm truyện. Khi đã nắm vững phương pháp cơ bản, học sinh mới tiếp tục rèn luyện thêm những dạng đề có tính liên hệ, mở rộng. Nếu có thời gian, học sinh nên đọc thêm một số tác phẩm ngoài sách giáo khoa có cùng chủ đề với tác phẩm đã được học.

Trong khi đó, đề 2 đặt ra một tình huống cụ thể và yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống ấy. Trải nghiệm trong trường hợp này bao gồm trải nghiệm văn học và trải nghiệm cuộc sống. Học sinh cần kết nối hiểu biết của mình về văn học và đời sống để hoàn thành bài làm. Tránh định kiến cho rằng đề 2 là đề nâng cao, có độ khó và yêu cầu cao hơn so với đề 1. Để làm tốt đề 2, học sinh cần rèn luyện thật tốt kỹ năng đọc đề và phân tích đề, biết xây dựng các luận điểm để làm rõ vấn đề và làm rõ quan điểm của bản thân về vấn đề được đặt ra. Biết sử dụng các tác phẩm văn học đã học (hoặc trong phạm vi đề quy định) làm dẫn chứng để tăng tính thuyết phục cho ý kiến, quan điểm của mình.

Võ Kim Bo
(T trưng T ng văn Trưng THCS Nguyn Du, Q.1)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)