Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ong bắp cày giúp trị ung thư

Tạp Chí Giáo Dục

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Leeds của Anh và ĐH Bang São Paulo ở Brazil giải thích khả năng chống ung thư của nọc độc từ một loại ong bắp cày phổ biến ở Brazil.

Trong công trình mới được công bố trên tờ Biophysical Journal, nhóm nghiên cứu cho biết nọc độc của loài ong mang tên khoa học Polybia paulista có chứa peptide kháng khuẩn gọi là Polybia-MP1 (MP1) có thể ức chế nhiều dạng tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang và tế bào bệnh bạch cầu đã kháng nhiều loại thuốc. Họ nhận thấy MP1 có thể tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không làm tổn hại tế bào lành bằng cách tấn công những lipid trên bề mặt của tế bào ung thư, đồng thời tạo ra chỗ trống cho các phân tử tế bào thoát ra ngoài…

Ong bắp cày Polybia paulista chứa nọc độc có thể trị ung thư Ảnh: ĐH Bang São Paulo
Ong bắp cày Polybia paulista chứa nọc độc có thể trị ung thư Ảnh: ĐH Bang São Paulo

Đồng tác giả nghiên cứu Paul Beates giải thích: “Tấn công vào thành phần lipid của màng tế bào có thể trở thành một dạng thuốc trị ung thư hoàn toàn mới hoặc có thể phát triển những liệu pháp phối hợp thành nhiều loại thuốc đồng thời chữa trị ung thư bằng cách tấn công cùng lúc vào các bộ phận khác của tế bào ung thư”.

Trúc Lâm (NLĐ)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)