Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ông Bùi Đức Tráng – Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM: “Quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng rất nhiều”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

BHYT trích lại 20% để các trường lập quỹ y tế học đường Năm học 2007-2008, số học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 66%. Năm học 2008-2009, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Sở GD-ĐT TP.HCM quyết tâm nâng tỷ lệ này lên khoảng 70-80%. Và đến năm 2010 sẽ là 100%… Để hiểu thêm về quyền lợi của người tham gia BHYT, PV Báo Giáo Dục TP.HCM đã có buổi trao đổi với ông Bùi Đức Tráng (ảnh) – Phó giám đốc BHXH TP.HCM.

PV: BHYT là một hoạt động mang tính nhân văn, nhân đạo, không vụ lợi, không vì mục đích kinh doanh. Ông có thể giải thích rõ hơn về vấn đề này?

Ông Bùi Đức Tráng: BHYT Việt Nam ra đời từ năm 1992, đây là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm chăm lo sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như HSSV. Từ khi ra đời đến nay, BHYT đã có tác động lớn đối với đời sống của nhân dân, nhất là những người lao động có thu nhập thấp. Nhờ BHYT, những người tham gia khi ốm đau đã được thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB), đặc biệt là các bệnh nặng, bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo. Cụ thể có những em học sinh bị bệnh suy thận mãn, ung thư… mức chi trả có thể lên tới 200 triệu đồng/em/năm. Năm học 2007-2008 có 123 HS bị bệnh nặng với tổng chi phí lên tới trên 4 tỷ đồng. Nếu theo mức đóng hiện tại thì phải cần tới trên 77 ngàn HS (bằng số tổng HS của huyện Hóc Môn và Q. Phú Nhuận cộng lại) tham gia mới đủ chi trả cho 123 em này.

Tính nhân văn, nhân đạo của BHYT là huy động mọi người trong cộng đồng tham gia để san sẻ, bù đắp cho người đau yếu. Đến lượt mình đau yếu thì người khác lại bù đắp cho mình. Như vậy gọi là mình vì mọi người và mọi người vì mình.

Thưa ông, BHYT HSSV có gì khác biệt so với BHYT của những đối tượng khác?

– Khác biệt là ở chỗ quỹ BHYT HSSV đã dành 20% để lại cho các trường làm quỹ y tế học đường nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Năm ngoái, quỹ BHYT đã để lại trên 12 tỷ đồng cho các trường.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Khi gặp khó khăn ở BV, người bệnh có thể yêu cầu được gặp bác sĩ giám định của cơ quan BHXH ở BV. Mỗi BV, chúng tôi đều cử bác sĩ giám định trực. Ngoài ra, người bệnh có thể gọi điện theo đường dây nóng số 9330656 của BHXH TP để được giải đáp và giải quyết các vướng mắc, hoặc có thể lên trực tiếp phòng tiếp dân của BHXH tại số 18 CMT8, P.Bến Thành, Q.1 để phản ảnh và khiếu nại.

Nội dung của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu rất phong phú. Chẳng hạn như khám sức khỏe tổng quát cho học sinh đầu cấp. Qua đó lập sổ y bạ theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình học tập ở cấp học của HS. Bên cạnh đó là giáo dục cho HS biết cách phòng ngừa bệnh tật, rèn luyện sức khỏe ngay tại nhà trường, phòng tránh các bệnh xã hội như lao, AIDS… Số tiền này còn được dùng để giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những trường tổ chức bán trú. Quan trọng nhất là lập ra một phòng y tế do một cán bộ y chuyên trách, có tủ thuốc, dụng cụ sơ cứu, thiết bị nha khoa để sơ cứu HS khi các em bị bệnh đột xuất, té ngã trong giờ ra chơi, giờ tập thể dục…

Hiện nay phần lớn thời gian của học sinh là ở trường nên việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường là rất quan trọng và cần thiết. Chỉ có BHYT để lại 20% cho các trường mới đủ kinh phí để làm điều này. Cũng phải nói thêm rằng, chỉ có BHYT HSSV ở Việt Nam mới trích 20% để lập quỹ y tế học đường.

Năm học 2008-2009, mức phí BHYT HSSV tăng từ 90.000 đồng lên 120.000 đồng/HSSV/năm đối với nội thành, thị trấn và từ 60.000 đồng lên 100.000 đồng/HSSV/năm đối với khu vực vùng sâu, vùng xa. Mức phí tăng, liệu quyền lợi của người tham gia BHYT có tăng?

– Sở dĩ mức phí BHYT HSSV tăng là do quỹ bảo hiểm bội chi lớn, thu không đủ chi. Từ năm 2004 trở về trước, quỹ BHYT HSSV nói riêng và BHYT nói chung luôn luôn kết dư. Song từ năm 2005 trở lại đây thì năm nào cũng bội chi. Cụ thể, năm học 2007-2008, quỹ BHYT HSSV tại TP.HCM bội chi trên 20 tỷ đồng. Thêm vào đó, giá dịch vụ y tế, giá thuốc đều tăng nên chi phí KCB cũng tăng cao. Tuy nhiên, mức phí này cũng chỉ bằng gần 1/3 so với BHYT nhân dân tự nguyện. Mức phí của người dân là 240.000 đồng/người/năm (khu vực ngoại thành),320.000 đồng/người/năm (khu vực nội thành).

Song song với mức phí tăng thì quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT cũng tăng. Cụ thể, trước đây HSSV chỉ được đăng ký cơ sở KCB ban đầu tại các trung tâm y tế quận, huyện (nay là các bệnh viện (BV) quận, huyện) nhưng bây giờ đã được mở rộng ra cả các BV đa khoa. Mặt khác, BHXH cũng đã ký hợp đồng với trên 30 cơ sở y tế ngoài công lập như BV FV, BV Hoàn Mỹ I & II, BV Quốc tế Vũ Anh, BV Hồng Đức… Do vậy, HSSV có nhiều lựa chọn trong việc đăng ký nơi KCB ban đầu. Việc thanh toán chi phí KCB cũng tăng như: danh mục thuốc mở rộng thêm khoảng 200 loại thuốc, trong đó có cả những loại thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, thuốc đắt tiền; hầu hết các kỹ thuật cao trong KCB đều được BHYT thanh toán, tăng từ 17 lên trên 200 kỹ thuật.

Trong khi BHXH tích cực vận động người dân nói chung và HSSV nói riêng tham gia BHYT, nhưng ở không ít BV lại có sự phân biệt đối xử giữa người bệnh KCB bằng thẻ BHYT và người KCB dịch vụ. Người có thẻ BHYT thì phải đi từ 3-4 giờ sáng để xếp hàng, cơ quan BHXH có biết điều này?

Tôi phải khẳng định rằng, tình trạng quá tải ở BV hiện nay không chỉ xảy ra đối với bệnh nhân có thẻ BHYT mà ngay cả bệnh nhân khám dịch vụ cũng chịu áp lực này. Tất cả các bệnh nhân đều phải chờ đợi, phải xếp hàng khi đi KCB. Về vấn đề này, tuần trước BHXH cũng đã làm việc với Ban giám đốc Sở Y tế để tổ chức tốt hơn việc tiếp nhận và KCB cho những người có thẻ. Tuy nhiên cần phải có thời gian để thành phố phát triển thêm các cơ sở điều trị.

Trước mắt để giải quyết vấn đề quá tải cho các BV công, BHXH đã tích cực ký hợp đồng với các BV ngoài công lập. Chế độ BHYT ở BV ngoài công lập cũng không khác gì so với các BV công. Còn chất lượng điều trị thì bệnh nhân cứ tới KCB rồi sẽ cảm nhận được.

Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người có thẻ tại các BV, khi đi KCB, HSSV cần phải thực hiện những quy định gì thưa ông?

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Năm học 2007-2008, quỹ BHYT HSSV tại TP.HCM bội chi trên 20 tỷ đồng. Thêm vào đó, giá dịch vụ y tế, giá thuốc đều tăng nên chi phí KCB cũng tăng cao.

– Muốn được hưởng quyền lợi của BHYT tại BV thì HSSV phải đến đúng BV đã đăng ký là nơi KCB ban đầu. Sau đó trình thẻ BHYT, thẻ HSSV hoặc chứng minh nhân dân. Đối với trường hợp cấp cứu thì HSSV có thể đến bất kỳ BV nào mà BHXH đã ký hợp đồng. Và phải trình thẻ BHYT trong vòng 48 giờ kể từ lúc nhập viện. Còn trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu mà không có thân nhân đi cùng thì trình thẻ BHYT trước khi ra viện.

Ngược lại, nếu HSSV không đến đúng BV đã đăng ký là nơi KCB ban đầu, hoặc không trình thẻ BHYT, không có giấy chuyển viện hợp lệ thì đem hồ sơ về BHXH quận, huyện hay TP để được thanh toán theo khung giá của Bộ Y tế quy định. Giá tối đa đối với ngoại trú là 96.000 đồng/lần, nội trú là 1.080.000 đồng/lần.

Xin ông cho biết kế hoạch tuyên truyền, vận động HSSV tham gia BHYT trong năm học 2008-2009?

– Năm học 2008-2009, BHYT HSSV nhận được sự quan tâm của nhiều cấp ngành như chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ GD-ĐT, văn bản chỉ đạo của UBND TP. Đặc biệt là Sở GD-ĐT, văn phòng Bộ GD-ĐT tại TP.HCM chỉ đạo cho các trường tích cực vận động HSSV tham gia BHYT. So với mọi năm, năm nay chương trình được triển khai sớm và việc thu BHYT cũng được chia làm ba đợt, tránh cho phụ huynh phải nộp nhiều thứ tiền trong đầu năm học. Về phía cơ quan BHXH đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyền truyền HSSV tích cực tham gia BHYT…

Xin cám ơn ông!

Hòa Triều (thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)