Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Ống nano có thể “đóng băng” nước sôi

Tạp Chí Giáo Dục

Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng trong điều kiện thích hợp, một lượng nước nhỏ có thể được xử lý để thay đổi điểm sôi hoặc thời điểm đóng băng. Ví dụ, một bình nước cần ít năng lượng hơn để đạt tới điểm sôi trên đỉnh Everest, và chất lỏng dưới áp lực cao chỉ cần ít nhiệt lượng là có thể chuyển đổi thành hơi nước.
Theo Engadget, gần đây một nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT, dựa trên hiện tượng này – nhưng đã đi một bước xa hơn-quan sát nước trong các ống nano có thể thực sự đóng băng thành dạng rắn ở nhiệt độ vượt quá điểm sôi tự nhiên.
Nước trong các ống nano có thể thực sự đóng băng thành dạng rắn ở nhiệt độ vượt quá điểm sôi tự nhiên.
Nước trong các ống nano có thể thực sự đóng băng thành dạng rắn ở nhiệt độ vượt quá điểm sôi tự nhiên.
"Nếu bạn "nhốt" chất lỏng trong một tấm kim loại với những lỗ nhỏ với kích cỡ nano (gọi là nanocavity), bạn thực sự có thể làm biến đổi các pha". Michael Strano từ MIT giải thích. Trong môi trường thử nghiệm với ống nano, nước đông đặc ở nhiệt độ 222°F (105°C). Các nhà nghiên cứu mong đợi nhiệt độ đóng băng và sôi của chất lỏng thay đổi, nhưng không ở một mức độ rộng như vậy."Hiệu quả lớn hơn nhiều so với bất cứ ai đã dự đoán. Tất cả những gì đã biết trước đây thực sự đáng bỏ đi".
Nhóm đã sử dụng một kỹ thuật gọi là phổ rung động (vibrational spectroscopy) để xác nhận rằng nước trong ống nano chuyển sang pha rắn nhưng các nhà nghiên cứu hiện đang khá do dự để khẳng định rằng nước "rắn" là băng đá đông lạnh. "Đó không nhất thiết phải là băng nhưng đó là một pha… tương tự như băng đá", Strano cho biết thêm.
Hiện tượng này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và trong tương lai có thể được sử dụng để tạo ra "dây nước ổn định" với nhiều ứng dụng hứa hẹn.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)