Hội nhậpThế giới 24h

Ông Putin cáo buộc phương Tây chỉ gửi 3% lúa mì tới Châu Phi

Tạp Chí Giáo Dục

Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng chỉ có 3% lượng ngũ cốc được gửi đến các nước đang phát triển và với cách tiếp cận này, vấn đề lương thực sẽ ngày càng tăng lên và điều này có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo.
Hiện chưa có một con tàu nào của Nga đưa ngũ cốc ra khỏi các cảng của Nga để xuất khẩu.
Ngũ cốc đi về đâu?
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi tình hình xảy ra với "thỏa thuận ngũ cốc" là một sự lừa dối của phương Tây trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya một ngày trước đã tuyên bố rằng Nga sẽ rút khỏi "thỏa thuận ngũ cốc", vì việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga vẫn chưa được đảm bảo. Nhà ngoại giao giải thích rằng, thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng 11 và sẽ được gia hạn nếu mọi việc hoạt động bình thường.
Theo lời ông, hiện chưa có một con tàu nào của Nga đưa ngũ cốc ra khỏi các cảng của Nga để xuất khẩu. Trong khi đó, 345 triệu người trên thế giới đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực, gấp 2,5 lần so với năm 2019.
Ông Vladimir Putin nhắc lại lời hứa đảm bảo lợi ích của các nước nghèo nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina. Điều này đã được ủng hộ bởi Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, như Tổng thống Nga nhấn mạnh, "thực tế tất cả ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraina không phải được gửi đến các nước đang phát triển và nghèo nhất, mà là cho các nước EU".
Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng chỉ có 3% lượng ngũ cốc được gửi đến các nước đang phát triển và với cách tiếp cận này, vấn đề lương thực sẽ ngày càng tăng lên và điều này có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo. Ông đề nghị cần phải suy nghĩ về việc hạn chế xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraina sang Châu Âu.
“Thỏa thuận ngũ cốc”
Vào tháng 7, hai văn kiện đã được ký kết tại Istanbul vào ngày 22 tháng 7, một mặt cho thấy các cam kết của Liên Hợp Quốc nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga sang thị trường thế giới, mặt khác, xác định mục tiêu cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraina từ lãnh thổ Ukraina do Kiev kiểm soát. 
Vậy tại sao các thỏa thuận của “thỏa thuận ngũ cốc” liên quan đến lương thực và phân bón của Nga, mà Liên Hợp Quốc thực sự đóng vai trò bảo lãnh, lại không được thực hiện? 
Nhiều người cho rằng Liên Hợp Quốc không có đòn bẩy đối với Mỹ. Các số liệu do Tổng thống Putin trích dẫn về sự gia tăng của dân số chết đói nhiều lên cho thấy rằng Liên Hợp Quốc không thể thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận giữa Liên bang Nga với Liên Hợp Quốc. 
Phó Giáo sư MGIMO, Giám đốc Trung tâm Thông tin Châu Âu Nikolai Topornin cho rằng, mục tiêu chính của thỏa thuận này là xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraina, và được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt đối với Nga không phải do Liên Hợp Quốc mà do các nước thuộc Liên minh Châu Âu, Mỹ, Canada, Anh và các nước khác của cộng đồng phương Tây áp đặt. Vì thế, thỏa thuận này hóa ra không cho phép vượt qua các lệnh trừng phạt, để Nga có thể xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của mình. Vì EU không tham gia vào hiệp định này, EU chỉ nói rằng họ sẽ nhìn nhận một cách tích cực về xuất khẩu của Nga, nhưng chữ ký của họ thì không thấy đâu. Nó tạo ra một khoảng trống pháp lý, khi cần tập trung vào thiện chí, tuyên bố chính trị, nhưng trong thực tế thì điều này không hiệu quả. Không có nhượng bộ nào được thực hiện liên quan đến ngũ cốc và phân bón của Nga.
Cần lưu ý rằng, một trong những điều kiện của thỏa thuận là việc bỏ cấm vận đối với thực phẩm và phân bón của Nga. Nhưng không có tài liệu hay quyết định của EU về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngũ cốc và phân bón của Nga. Các thỏa thuận giữa Nga và Ukraina do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, chủ yếu liên quan đến ngũ cốc Ukraina và những thứ khác. Vì vậy, không có nghĩa là Nga tự động nhận được các quyền hạn tương tự, mặc dù phía Nga ngầm hiểu rằng các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ đối với các sản phẩm nông nghiệp của họ.
Giải pháp là gì?
Có lẽ Mátxcơva cần phải thực hiện một số bước đi chính trị và ngoại giao và kêu gọi Paris, Berlin, Brussels ít nhất là cấp giấy phép tạm thời để ngũ cốc Nga có thể tự do thâm nhập thị trường quốc tế. 
Khả năng Nga rút khỏi "thỏa thuận lương thực" là bao nhiêu phần trăm nếu vấn đề với nguồn cung cấp của Nga không được giải quyết trong tương lai gần? Tổng thống Putin hiện đã nói rằng ông đang chờ phản ứng của phương Tây đối với tuyên bố này. Bởi vì, Pháp và Đức rất quan tâm đến việc giải quyết vấn đề, ủng hộ thỏa thuận này, ủng hộ các nỗ lực của Liên Hợp Quốc. Nếu những lời của ông Putin được nghe thấy ở Paris, Berlin, Brussels, thì vấn đề sẽ được giải quyết. Nếu không, thì Nga chỉ có nước là chấm dứt thỏa thuận.
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)