Hội nhậpGiáo dục phát triển

Ông tiến sĩ tận tâm với học trò trường nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Trong sut gn bn thp k qua, TS. NGƯT Phan Hoàng Dũng (Hiu trưng Trưng Trung cp Bách Ngh TP.HCM) đã không ngng n lc đi tìm gii pháp đ nâng cao cht lưng đào to ngh. T mt ngưi không có ý đnh làm ngh giáo, ông đã tr thành mt nhà giáo tn tâm, đưa biết bao thế h hc sinh đến vi thành công trong lĩnh vc mà các em đã chn. Hành trình ca ông không ch là câu chuyn v nhng bài ging, mà còn là s tn tâm, s đi mi không ngng và tình yêu thương dành cho tng hc trò.

TS.Phan Hoàng Dũng 

Cơ duyên vi giáo dc ngh nghip t ngã r bt ng

Khi tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tử, thầy Phan Hoàng Dũng chia sẻ không có ý định theo đuổi sự nghiệp giảng dạy, vì đó không phải là con đường mà tôi chuẩn bị từ đầu. “Năm 1984, khi Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng được thành lập, tôi đã có một bước ngoặt bất ngờ. Trường lúc đó đang xây dựng các xưởng dạy nghề, lắp đặt thiết bị hiện đại do Cộng hòa Liên bang Nga (Liên Xô cũ) tài trợ, và cần những giáo viên có trình độ để bắt đầu khóa đào tạo đầu tiên. Lúc này Ban Giáo dục chuyên nghiệp TP đến các cơ sở đào tạo để tuyển chọn giáo viên thì phát hiện tôi có thành tích tốt, nhận thấy cơ hội này phù hợp với chuyên môn của mình, lại gần nhà nên tiện cho việc đi lại, tôi đã quyết định thử sức”, TS. NGƯT Phan Hoàng Dũng bộc bạch. Đó là quyết định đưa thầy đến với con đường giáo dục nghề nghiệp, nơi thầy tìm thấy niềm đam mê thực sự của mình. Để rồi 38 năm qua, cái nghề giáo đã bện chặt với cuộc đời của thầy.

Thời gian đầu giảng dạy, thầy Dũng nhận thấy rằng học sinh của mình đa phần đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều em là con của những liệt sĩ hoặc sống xa gia đình. Chính sự thiệt thòi của các em đã tạo động lực mạnh mẽ cho thầy là phải giúp các em vững vàng về tay nghề để có được tương lai tốt hơn, “chính vì lẽ đó trong tâm của thầy luôn có một quyết tâm đào tạo cho các em có kiến thức, tay nghề vững để có việc làm tốt, ổn định đủ điều kiện trang trải cuộc sống sau này”, thầy Dũng bộc bạch.

Những năm tháng ấy đã để lại trong lòng người thầy nhiều ký ức sâu đậm, chứng kiến từng thế hệ học trò trưởng thành và bước vào đời với sự tự tin nhờ vào những kiến thức mà thầy truyền đạt. Không ít học sinh của thầy sau này đã quay lại trường, trở thành đồng nghiệp của thầy, nối tiếp con đường giáo dục nghề. Đặc biệt, một trong những học sinh cũ của thầy đã trở thành tiến sĩ và hiện là giảng viên đại học, điều này làm thầy Dũng vô cùng tự hào.

Những năm tháng trực tiếp đứng lớp đã cho thầy Dũng hiểu rõ những khó khăn mà học sinh gặp phải. Thầy luôn cố gắng gần gũi, thấu hiểu và động viên các em, khích lệ từng học sinh tự tin khám phá và phát huy năng lực của mình. Không chỉ là một người thầy dạy nghề, thầy còn trở thành người bạn, người cố vấn đáng tin cậy, giúp các em định hướng tương lai và vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.

Kiên trì đi mi vì thế h tr

Trong suốt gần 38 năm gắn bó với ngành giáo dục, thầy Dũng đã có 26 năm trực tiếp đứng lớp, tiếp xúc với nhiều thế hệ học sinh trong bối cảnh xã hội và công nghệ liên tục thay đổi. Khi đảm nhận vai trò Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM, thầy đã mang theo tất cả những kinh nghiệm đó để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Thầy hiểu rằng, để đào tạo ra một thế hệ học sinh vững tay nghề, không thể chỉ dựa vào lý thuyết mà phải tăng cường thực hành trên thiết bị thực tế.

Thầy Phan Hoàng Dũng với gần 38 năm cống hiến cho giáo dục nghề nghiệp, luôn đặt chất lượng giảng dạy và sự phát triển của học sinh lên hàng đầu

Chính vì vậy, thầy Dũng đã tập trung đầu tư mạnh mẽ vào trang thiết bị giảng dạy hiện đại, cập nhật liên tục các công nghệ mới nhất, để học sinh được thực hành trong môi trường sát với thực tế. Đồng thời, thầy cũng khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ vào bài giảng nhằm tạo ra những tiết học sinh động và hấp dẫn hơn. Với thầy, việc cải tiến không chỉ dừng lại ở cơ sở vật chất mà còn nằm ở việc thay đổi tư duy, cách tiếp cận của đội ngũ giáo viên để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Một trong những khó khăn lớn mà thầy chia sẻ phải đối mặt là sự thay đổi tư duy của đội ngũ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận những điều mới mẻ, nhưng thầy Dũng không nản lòng.

“Thầy cũng chú trọng đào tạo và khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Thầy hiểu rằng, trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, nếu không theo kịp sự thay đổi này, giáo viên sẽ trở nên lạc hậu và khó có thể truyền tải kiến thức một cách hiệu quả”, thầy Dũng cho biết.

Bằng cách giải thích những lợi ích của công nghệ, thầy đã dần dần thuyết phục và trang bị kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên. Những cuộc thảo luận, buổi hướng dẫn sử dụng thiết bị, và các khóa học nâng cao chuyên môn đã giúp giáo viên cảm thấy tự tin hơn, tạo nên những bài giảng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.

Một trong những niềm vui lớn nhất mà thầy Dũng chia sẻ là khi nhìn thấy học sinh của mình thành công trong cuộc sống. Với thầy, mỗi thành công của học trò không chỉ là thành tựu cá nhân của các em mà còn là niềm tự hào, là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía thầy và cả tập thể giáo viên. Đó cũng chính là động lực để thầy tiếp tục phấn đấu, không ngừng cải tiến và tìm kiếm những phương pháp mới để giúp học sinh phát triển.

Với vai trò một nhà giáo, thầy Dũng luôn khuyến khích các bạn trẻ phải kiên trì theo đuổi đam mê, chọn đúng ngành, đúng nghề, hiểu sâu về lĩnh vực mình yêu thích và không ngừng rèn luyện để trở thành người thợ giỏi. “Trong bối cảnh xã hội và công nghệ luôn thay đổi, người lao động cần phải linh hoạt, biết thích ứng nhanh với những biến đổi mới để không bị tụt hậu. Những kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng nhất để các bạn trẻ vững vàng trong tương lai” – TS. NGƯT Phan Hoàng Dũng nhắn nhủ các học trò.

Sự nghiệp của nhà giáo Phan Hoàng Dũng không chỉ dừng lại ở những con số, những thành tích mà Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM đã đạt được hôm nay là một minh chứng cho tình yêu nghề, sự tận tâm không mệt mỏi với học trò, và ước mong đưa giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiến xa hơn. Những thế hệ học sinh đã, đang, và sẽ tiếp tục trưởng thành từ mái trường này, với tay nghề vững chắc và lòng đam mê, là minh chứng rõ nét nhất cho tâm huyết của người thầy luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Thy Phm

Bình luận (0)