Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ốp lưng điện thoại chứa nhiều chất độc hại

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Như mt trào lưu, miếng p lưng cho đin thoi va bo v li va làm tăng thêm v đp ca sn phm. Tuy nhiên trên thc tế, “chiếc áo khoác” hình ch nht bng nha này li gây ra cho ngưi s dng đin thoi không ít phin phc. Đc bit, nó cha nhiu cht đc gây hi, có nguy cơ dn ti ung thư.

Ngưi dân nên chn mua p lưng ti các nơi có uy tín, tránh mua hàng trôi ni nhm đm bo sc khe

Ph kin đa năng

Một lần sau khi sửa chữa chiếc smartphone bị hỏng do rơi xuống đất tại một cửa hàng điện thoại trên đường 3 Tháng 2, Q.10, anh Bảo được nhân viên giới thiệu mua một chiếc ốp lưng bọc phía sau điện thoại với giá 90 ngàn đồng: “Nghe đứa em nói ở ngoài lề đường chỉ bán vài chục ngàn nhưng thấy trong tiệm vừa đẹp vừa chất lượng nên tôi mua ngay chiếc ốp lưng nhờ nhân viên gắn vào luôn”. Theo lời anh Bảo, tuy bỏ ra gần 100 ngàn đồng mua thêm một vật dùng “có cũng được không có cũng chẳng sao” nhưng lúc nào cầm chiếc di động trên tay cũng thấy tự tin hơn vì nếu lỡ có rớt xuống đất cũng an tâm hơn.

Chị Hằng, nhà ở Q.Gò Vấp mới đây đã bỏ ra 200 ngàn đồng mua chiếc ốp lưng điện thoại không phải để bảo vệ máy mà để có thêm công năng khác: “Trước đây khi bật điện thoại để xem Youtube, tôi thường đặt điện thoại nằm ngang trên chiếc kệ nhựa mua với giá 50 ngàn đồng. Tuy nhiên, do thấy bất tiện nên tôi mua luôn chiếc ốp lưng có miếng gắn có thể đặt điện thoại nằm ngang để nhìn vào màn hình cho thuận mắt”. Cũng theo chị Hằng, ngoài tác dụng đó chiếc ốp lưng cho điện thoại như chiếc áo khoác bên ngoài bảo vệ lưng máy không bị trầy xước, tránh va đập. Trong lúc đó giới trẻ khi mua một chiếc ốp bao da lại lấy công năng thẩm mỹ làm tiêu chí đầu tiên. Cách đây vài tháng, chiếc điện thoại iPhone 6 của Phương Trang – sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM được chủ nhân cho mặc thêm “chiếc áo mới” với giá 90 ngàn đồng. Khác với những chiếc ốp lưng màu đen hay nhựa trong suốt thì tấm ốp lưng điện thoại của cô gái quê Lâm Đồng lại có những hình thù bắt mắt ngộ nghĩnh trên nền màu xanh nhạt.

Nguy cơ dn ti ung thư

Thế nhưng lợi bất cập hại, nếu trước đây chiếc điện thoại của Trang cầm trên tay rất nhẹ thì nay có trọng lượng nặng gần như gấp đôi. Điều này không có gì lạ vì cũng như con người khi mặc thêm chiếc áo dày thì trọng lượng cơ thể chắc chắn phải tăng thêm. Đây chính là điều phiền toái đầu tiên mà ốp lưng điện thoại mang lại cho người xài. Điều phiền toái này cũng làm cho chị Hằng khó chịu vì khi đi đâu cũng phải mang theo chiếc điện thoại nặng hơn lúc ban đầu mới mua về. Vẻ đẹp thanh thoát nhẹ nhàng bây giờ cũng không còn nữa với chiếc điện thoại xịn gắn bó với chị mấy năm nay. Sau một thời gian mặc áo bảo hộ cho chiến điện thoại, anh Bảo cũng nhận thấy ốp lưng không thể bảo vệ hoàn toàn tuyệt đối cho “cục gạch” thông minh của mình. Cũng vì quá coi trọng chức năng bảo vệ nên chuyện va đập điện thoại xảy ra thường xuyên do chủ quan.

TS. Hunh Khánh Duy khuyên, không nên chy theo trào lưu mua sp lưng đin thoi, hn chế dùng ph kin này vì cha nhiu hóa cht gây nguy cơ bnh tnh hưng đến sc khe ngưi s dng. Nếu có nhu cu nên chn mua sn phm ti các nơi có uy tín, tuyt đi không mua hàng trôi ni giá r bày bán l đưng.

Anh Trần Thi Sách – nhân viên cửa hàng Điện thoại vui thuộc hệ thống Cellphones trên đường Nguyễn Thị Thập, Q.7 tiết lộ, ốp lưng điện thoại chỉ bảo vệ được 30% trong trường hợp trầy xước nhẹ, còn nếu rơi từ trên cao xuống hoặc va đập mạnh thì tác dụng của nó rất thấp. Bên cạnh đó ốp lưng điệu thoại còn là vật cản bất đắc dĩ làm cho quá trình tản nhiệt của máy bị hạn chế. Hiệu năng hoạt động và tuổi thọ của máy sẽ bị liên đới từ sự ngăn chặn tản nhiệt của ốp lưng. Đó là lý do gần đây anh Bảo đã nói lời từ biệt với chiếc “áo giáp” điện thoại nặng nề mà anh đã gắn bó mấy năm nay. Một nhân viên Viễn thông A cho biết, những chiếc ốp lưng điện thoại nhựa dẻo giá bán chỉ vài chục ngàn đồng đều không rõ xuất xứ hoặc chủ yếu đều là “made in China” nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều này có cơ sở thực tế khi Ủy ban An toàn thực phẩm Mỹ vừa cho công bố ốp lưng điện thoại chứa nhiều hóa chất độc hại. Ốp lưng điện thoại dùng lâu ngày có thể sản sinh ra lượng formaldehyde nếu có điều kiện thì sẽ thúc đẩy sự hình thành của bạch cầu gây ra bệnh ung thư máu nhất là những người để máy lâu trong túi quần, trên giường ngủ.

Theo TS. Huỳnh Khánh Duy – Khoa Kỹ thuật hóa học (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) nếu sử dụng điện thoại quá lâu như nói chuyện, xem phim, chơi game liên tục, điện thoại có thể nóng lên đến 45 độ C làm cho ốp lưng máy sinh ra khí benzene có nguy cơ tiềm ẩn một số bệnh ung thư. Một vài trường hợp nổ điện thoại cũng có sự tương tác từ phụ kiện ốp lưng điện thoại do nhiệt sinh ra cao. Phụ nữ và trẻ em dùng nhiều điện thoại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu mang theo chiếc ốp lưng nhựa dẻo đằng sau thì có những chất sinh ra gây đột biến gen hay quái thai. Màu sắc sặc sỡ trên bề mặt chiếc ốp lưng cũng là thủ phạm gây ung thư vì chứa nhiều chất tạo màu cadimi giống như trong các đồ chơi bán trôi nổi trên thị trường mà không phải ai cũng biết. 

TS. Huỳnh Khánh Duy khuyên, không nên chạy theo trào lưu mua sắm ốp lưng điện thoại, hạn chế dùng phụ kiện này vì chứa nhiều hóa chất gây nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nếu có nhu cầu nên chọn mua sản phẩm tại các nơi có uy tín, tuyệt đối không mua hàng trôi nổi giá rẻ bày bán lề đường.

Bài, nh: Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)