Mỹ vẫn chưa đề nghị Pakistan cho phép nói chuyện với gia đình Bin Laden. Tuy nhiên, nếu Mỹ đề nghị, Pakistan cũng sẽ không đồng ý.
5 sai lầm của Mỹ sau sự kiện Bin Laden
Cuộc tấn công đẫm máu
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định không công bố ảnh đã chếtcủa trùm khủng bố Osama Bin Laden. Ông Obama nói, các bức ảnh đó sẽ đe doạ đến an ninh quốc gia của Mỹ, có thể bị các phần tử cực đoan xem như “lời xúi giục bạo lực hay công cụ tuyên truyền”.
Ông Obama cho biết, ông đã thảo luận việc này với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, cùng với bộ máy tình báo Mỹ và họ đều đồng ý. Người phát ngôn báo chí Nhà Trắng Jay Carney sau đó cho biết, chính quyền cũng sẽ không công bố cả video ghi lại việc thuỷ táng Bin Laden ở biển Bắc Arab.
Quyết định không công bố ảnh của chính quyền đã đưa lại phản ứng khác nhau từ phía các chính trị gia Mỹ, trong đó một số người đã được xem ảnh. Nhiều thân nhân những người đã chết trong vụ khủng bố 11.9 cũng đòi công bố. Tuy nhiên, nhiều người khác đồng tình rằng các bức ảnh sẽ làm dấy lên làn sóng chỉ trích Mỹ và khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn hơn khi triển khai ở nước ngoài.
Hãng Thông tấn AP đã vận dụng Luật Tự do thông tin để yêu cầu công bố ảnh thi thể Bin Laden cùng các tài liệu khác, kể cả băng video của quân đội quay trong lúc đột kích và trên tàu USS Carl Vinson khi thuỷ táng Bin Laden. Chính phủ có 20 ngày để trả lời yêu cầu này.
Tuy nhiên, Hãng Reuters đã công bố một số bức ảnh về ba người đàn ông khác bị giết trong vụ tấn công Bin Laden – việc công bố này không được Chính phủ Mỹ cho phép. Các bức ảnh cho thấy vụ tấn công đã xảy ra cực kỳ bạo lực.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định không công bố ảnh đã chếtcủa trùm khủng bố Osama Bin Laden. Ông Obama nói, các bức ảnh đó sẽ đe doạ đến an ninh quốc gia của Mỹ, có thể bị các phần tử cực đoan xem như “lời xúi giục bạo lực hay công cụ tuyên truyền”.
Ông Obama cho biết, ông đã thảo luận việc này với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, cùng với bộ máy tình báo Mỹ và họ đều đồng ý. Người phát ngôn báo chí Nhà Trắng Jay Carney sau đó cho biết, chính quyền cũng sẽ không công bố cả video ghi lại việc thuỷ táng Bin Laden ở biển Bắc Arab.
Quyết định không công bố ảnh của chính quyền đã đưa lại phản ứng khác nhau từ phía các chính trị gia Mỹ, trong đó một số người đã được xem ảnh. Nhiều thân nhân những người đã chết trong vụ khủng bố 11.9 cũng đòi công bố. Tuy nhiên, nhiều người khác đồng tình rằng các bức ảnh sẽ làm dấy lên làn sóng chỉ trích Mỹ và khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn hơn khi triển khai ở nước ngoài.
Hãng Thông tấn AP đã vận dụng Luật Tự do thông tin để yêu cầu công bố ảnh thi thể Bin Laden cùng các tài liệu khác, kể cả băng video của quân đội quay trong lúc đột kích và trên tàu USS Carl Vinson khi thuỷ táng Bin Laden. Chính phủ có 20 ngày để trả lời yêu cầu này.
Tuy nhiên, Hãng Reuters đã công bố một số bức ảnh về ba người đàn ông khác bị giết trong vụ tấn công Bin Laden – việc công bố này không được Chính phủ Mỹ cho phép. Các bức ảnh cho thấy vụ tấn công đã xảy ra cực kỳ bạo lực.
Người Hồi giáo Yemen theo dõi thông tin cái chết của Bin Laden. |
Chiến dịch hợp pháp?
Quân đội Pakistan hiện đang giam giữ những người sống sót trong cuộc tấn công tại các địa điểm bí mật ở hai thành phố Rawalpindi và Islamabad. Trong số đó có Amal Ahmed al-Sadah – 29 tuổi, vợ người Yemen của Bin Laden và một cô bé 12 tuổi – con gái của trùm khủng bố. Một quan chức tình báo Pakistan cho biết, cô bé nói rằng đã nhìn thấy cha mình bị bắn một cách tàn nhẫn ngay trước mắt. Nhưng quan chức này không khẳng định tin của tờ Al-Arabiya cho biết cô bé nói cha cô trước hết bị bắt, rồi mới bị bắn, mà điều này là vi phạm luật quốc tế.
George Little – Người phát ngôn của CIA – đã phủ nhận việc Bin Laden bị lính Mỹ bắt trước rồi mới bắn. Trước những lo ngại về tính pháp lý của chiến dịch đột kích, sau khi Mỹ sửa thông tin công bố để cho biết Bin Laden không mang vũ khí lúc bị bắn chết, Tổng Chưởng lý Mỹ Eric Holder nói rằng, Bin Laden là mục tiêu quân sự, việc tiêu diệt Bin Laden là “hoàn toàn hợp pháp và phù hợp với các giá trị của Mỹ”, là “hành động tự vệ quốc gia”. Ông khẳng định, mục tiêu của chiến dịch là “tiêu diệt hoặc bắt giữ”, chứ không phải chỉ là “tiêu diệt” và Bin Laden không có ý định đầu hàng nên việc tiêu diệt là thích hợp.
Lính đặc nhiệm trở về
Trong lúc này, các quan chức Mỹ tiếp tục rà soát các ổ đĩa cứng máy tính, điện thoại di động, ổ USB được tìm thấy trong cuộc đột kích của đặc nhiệm hải quân Mỹ vào toà nhà ở Abbottabad nơi Bin Laden cư ngụ. Tổng Chưởng lý Mỹ Eric Holder cho biết, qua kiểm tra dữ liệu nói trên, Mỹ sẽ bổ sung thêm nhiều tên vào danh sách truy nã khủng bố.
Mỹ vẫn chưa đề nghị Pakistan cho phép nói chuyện với gia đình Bin Laden. Một đề nghị như vậy có thể lại khơi ra mâu thuẫn giữa hai nước. Quan chức tình báo Pakistan cho biết, nếu Mỹ đưa văn bản đề nghị hỏi cung gia đình Bin Laden, thì “xét về những tuyên bố nghiêm trọng mà phía Washington đưa ra và thực tế rằng cuộc đột kích này không do Pakistan tham gia, thì chúng tôi sẽ không đồng ý”.
Chính quyền Mỹ cho biết, hơn 20 lính đặc nhiệm Mỹ tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã trở về căn cứ của họ tại bang Virginia. Danh tính của họ không được công bố vì các lý do an ninh. An ninh tại New York và Washington cũng như xung quanh các căn cứ của Mỹ đã được siết chặt để đề phòng Al-Qaeda trả thù.
Ngày 5.5, Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho biết, Khaled Hathal Abdullah al-Atifi al-Qahtani – một thành viên Al-Qaeda trong danh sách bị truy nã gắt gao – đã bày tỏ mong muốn ra đầu thú. Bộ Nội vụ Saudi Arabia sẽ cân nhắc việc đầu thú của Al-Qahtani. Đây là điệp viên đầu tiên của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ra hàng sau khi Bin Laden bị tiêu diệt.
Quân đội Pakistan hiện đang giam giữ những người sống sót trong cuộc tấn công tại các địa điểm bí mật ở hai thành phố Rawalpindi và Islamabad. Trong số đó có Amal Ahmed al-Sadah – 29 tuổi, vợ người Yemen của Bin Laden và một cô bé 12 tuổi – con gái của trùm khủng bố. Một quan chức tình báo Pakistan cho biết, cô bé nói rằng đã nhìn thấy cha mình bị bắn một cách tàn nhẫn ngay trước mắt. Nhưng quan chức này không khẳng định tin của tờ Al-Arabiya cho biết cô bé nói cha cô trước hết bị bắt, rồi mới bị bắn, mà điều này là vi phạm luật quốc tế.
George Little – Người phát ngôn của CIA – đã phủ nhận việc Bin Laden bị lính Mỹ bắt trước rồi mới bắn. Trước những lo ngại về tính pháp lý của chiến dịch đột kích, sau khi Mỹ sửa thông tin công bố để cho biết Bin Laden không mang vũ khí lúc bị bắn chết, Tổng Chưởng lý Mỹ Eric Holder nói rằng, Bin Laden là mục tiêu quân sự, việc tiêu diệt Bin Laden là “hoàn toàn hợp pháp và phù hợp với các giá trị của Mỹ”, là “hành động tự vệ quốc gia”. Ông khẳng định, mục tiêu của chiến dịch là “tiêu diệt hoặc bắt giữ”, chứ không phải chỉ là “tiêu diệt” và Bin Laden không có ý định đầu hàng nên việc tiêu diệt là thích hợp.
Lính đặc nhiệm trở về
Trong lúc này, các quan chức Mỹ tiếp tục rà soát các ổ đĩa cứng máy tính, điện thoại di động, ổ USB được tìm thấy trong cuộc đột kích của đặc nhiệm hải quân Mỹ vào toà nhà ở Abbottabad nơi Bin Laden cư ngụ. Tổng Chưởng lý Mỹ Eric Holder cho biết, qua kiểm tra dữ liệu nói trên, Mỹ sẽ bổ sung thêm nhiều tên vào danh sách truy nã khủng bố.
Mỹ vẫn chưa đề nghị Pakistan cho phép nói chuyện với gia đình Bin Laden. Một đề nghị như vậy có thể lại khơi ra mâu thuẫn giữa hai nước. Quan chức tình báo Pakistan cho biết, nếu Mỹ đưa văn bản đề nghị hỏi cung gia đình Bin Laden, thì “xét về những tuyên bố nghiêm trọng mà phía Washington đưa ra và thực tế rằng cuộc đột kích này không do Pakistan tham gia, thì chúng tôi sẽ không đồng ý”.
Chính quyền Mỹ cho biết, hơn 20 lính đặc nhiệm Mỹ tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã trở về căn cứ của họ tại bang Virginia. Danh tính của họ không được công bố vì các lý do an ninh. An ninh tại New York và Washington cũng như xung quanh các căn cứ của Mỹ đã được siết chặt để đề phòng Al-Qaeda trả thù.
Ngày 5.5, Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho biết, Khaled Hathal Abdullah al-Atifi al-Qahtani – một thành viên Al-Qaeda trong danh sách bị truy nã gắt gao – đã bày tỏ mong muốn ra đầu thú. Bộ Nội vụ Saudi Arabia sẽ cân nhắc việc đầu thú của Al-Qahtani. Đây là điệp viên đầu tiên của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ra hàng sau khi Bin Laden bị tiêu diệt.
V.N (Theo AP, BBC, Guardian)
Laodong.com.vn
Bình luận (0)