Ông Peter Ferdinand Drucker. |
Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm, bài báo phản ánh về đời sống xã hội trong kinh doanh tới những vấn đề của chính phủ và ngành phi lợi nhuận trên thế giới, ông còn nổi tiếng là một chuyên gia tư vấn quản trị và được mệnh danh là “nhà sinh thái xã hội học”.
Ông chính là Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 – 11/11/2005), cha đỡ đầu của ngành quản trị hiện đại.
Sinh ra trong một gia đình viên chức cao cấp ở Áo – Hungari, mẹ là Caroline Bondi nghiên cứu trong ngành dược và cha Adolph Bertram Drucker là một luật sư, Druker thường xuyên được tiếp xúc với những buổi thảo luận về các ý tưởng mới của các chính khách cấp cao, nhà khoa học, nhà thông thái ngay từ nhỏ. Vì vậy, ông đã sớm được chắp cánh cho những ý tưởng và hoài bão của mình.
Từ triết lý cuộc sống về con người
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Dôbling Gymnasium, Drucker đã làm nhân viên trong Bưu điện Hapsburg của Vienna. Nhưng dường như, công việc tại một tỉnh lẻ không thể níu kéo, ông quyết định chuyển tới Hamburg, Đức. Công việc đầu tiên của ông chỉ là một người học việc trong một công ty chuyên kinh doanh vải cotton, sau đó làm một người viết báo cho tờ Ôsterreichische Volkswirt (Tạp chí Kinh tế Áo).
Drucker tiếp tục chuyển đến Frankfrut, nơi ông đã làm cho tờ Daily Frankfurter General-Anzeiger. Khi ở Frankfrut, năm 1931 ông đã lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Luật quốc tế và Luật dân sự của trường đại học Frankfut.
Drucker sớm lọt vào con mắt của nhà kinh tế học Áo – Joseph Schumpeter, một người bạn của cha ông, một người đã in dấu ấn rất sâu đậm vào Drucker về tầm quan trọng của sự đổi mới và óc tiến thủ. Ông cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ John Maynard Keynes, người mà ông đã từng nghe giảng ở Đại học Cambridge-Anh vào năm 1934.
Ông viết “Tôi đột nhiên nhận ra rằng Keynes và tất cả những sinh viên kinh tế lỗi lạc trong căn phòng này đều bị thu hút bởi cách ứng xử của hàng hoá trong khi tôi lại bị hấp dẫn bởi cách ứng xử của con người”.
Chính vì thế, hơn 70 năm sau đó, Drunker tập trung chủ yếu viết về mối quan hệ giữa con người với con người, trái ngược hẳn với những con số tính toán siêu tốc mà các cuốn sách về kinh tế hay làm.
Các cuốn sách của ông luôn tràn ngập những bài học về việc tổ chức như thế nào để có thể tìm ra được điểm mạnh nhất của con người, và những người như thế nào thì có thể đủ khôn ngoan giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh và nhân phẩm trong một xã hội hiện đại trong nhiều thể chế lớn.
Giống như những nhà văn trẻ khác, Drucker đặc biệt ưa thích viết về hai mảng chính, trong đó có một mảng theo trường phái triết học bảo thủ Đức Friedrich Julius Stahl và một mảng khác là “Người Do Thái – Câu hỏi trên đất Đức”, một thứ đã bị Phát xít Đức đốt cháy và cấm đoán.
Năm 1933, ông rời Đức đến Anh và làm việc cho một công ty bảo hiểm ở London. Sau đó ông làm chuyên gia kinh tế trưởng của một ngân hàng tư nhân. Drucker cũng đã liên lạc lại với Doris Schmitz, một người quen ở trường đại học Frankfrut và họ cưới nhau vào năm 1934. Sau này, Druker cùng vợ chuyển tới Mỹ sinh sống và lập nghiệp.
Chính tại đất Mỹ, ông trở thành một giáo sư đại học và cũng là một nhà văn nghiệp dư kiêm một chuyên gia tư vấn kinh doanh. Drucker không thích được mệnh danh là “Guru”, mặc dầu người ta thường xuyên gán cho ông biệt danh này với ý nghĩa “Cố vấn thông thái”. Nhưng ông lại tự nói về mình “Tôi đã được diễn thuyết trong rất nhiều năm, và từ mà chúng tôi hay dùng là “guru” chỉ bởi vì “charlatan – kẻ bịp bợm” là quá dài để thích hợp với một tiêu đề.
Năm 1943, Drucker chính thức trở thành công dân Mỹ. Ông giảng dạy tại trường Cao đẳng Bennington từ năm 1942 đến năm 1949, sau đó trở thành giáo sư quản lý ở trường Đại học New York từ năm 1950 đến năm 1971.
Cũng trong năm 1971, Drucker tới California, nơi mà ông phát triển một trong những chương trình đầu tiên đào tạo MBA tại trường Đại học Claremont Graduate (mà sau này được biết đến với cái tên trường trung học Claremont Graduate).
Từ năm 1971 cho đến khi qua đời, ông được gọi là giáo sư Clarke của khoa Khoa học xã hội và quản trị trường Đại học Claremont Graduate. Trường Đại học về quản trị này sau được đặt tên là trường Đại học Quản trị Peter F. Drucker trong sự tôn kính suốt từ năm 1987. Ông dạy lớp học cuối cùng tại trường vào mùa xuân năm 2002 ở tuổi 92.
Tới nghệ thuật quản trị
Sự nghiệp nghiên cứu về ngành kinh doanh của Peter Drucker thực sự được chắp cánh từ năm 1942, khi những tác phẩm đầu tay về chính trị và xã hội đã đưa ông tiếp cận với công việc nội bộ của Hãng General Motor (GM), một trong những tập đoàn lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó.
Những kinh nghiệm làm việc ở châu Âu để lại trong ông niềm đam mê nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền lực. Ông chia sẻ niềm đam mê của mình với Donaldson Brown, một trí tuệ bậc thầy luôn đứng sau trợ giúp cho ban lãnh đạo của GM.
Năm 1943, chính Brown đã mời ông vào tập đoàn làm chuyên viên phân tích khoa học xã hội trong khoảng 2 năm cho tập đoàn với chức danh “xây dựng chính sách”. Drucker đã có mặt tại tất cả các buổi họp, từ họp của Hội đồng quản trị, phỏng vấn nhân viên, phân tích sản phẩm tới quyết định các bước đi cho tập đoàn.
Cuốn sách “Ý tưởng của Tập đoàn”, một cuốn sách được cho là tập hợp mọi thành quả, đã được truyền bá qua một chuỗi tổ chức đa bộ phận của GM thông qua việc chắt lọc tư tưởng cốt lõi từ một loạt bài báo, tư vấn về tuyển dụng. Tuy nhiên, chính GM cũng quá bất ngờ trước ấn phẩm tài chính này.
Drucker đã từng gợi ý rằng Tập đoàn ôtô khổng lồ này có lẽ cần phải xem xét lại chính sách với người làm việc thâm niên, quan hệ với khách hàng, quan hệ đối tác, quan hệ nhân viên và hơn cả là mối quan hệ với cộng đồng.
Nhưng vào thời điểm đó, tư tưởng được ông đưa ra trong chính sách xây dựng quan hệ lại không được nội bộ lãnh đạo GM đánh giá tốt và không chấp nhận giải pháp này. Chủ tịch của GM, ngài Alfred Sloan, đã coi cuốn sách như không tồn tại, không bao giờ đề cập hoặc cho phép đề cập đến sự hiện diện của nó. Đây cũng là điều mà Drucker sau này vẫn luôn nhắc lại.
Với quan điểm người quản lý phải là một nhà nghệ thuật tự do, ông đã truyền đạt những kinh nghiệm quản lý của mình qua những bài học bằng nhiều phương pháp học thuật khác nhau từ sử học, xã hội học, vật lý học, tâm lý học, văn hoá cho đến tôn giáo. Ông cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực cá nhân, cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
Drucker luôn bị thu hút bởi hiệu quả làm việc của những người làm việc bằng trí óc hơn là bằng đôi tay. Ông cũng đã ngạc nhiên bởi rất nhiều nhân viên, họ hiểu về công việc của chính họ hơn là ông chủ hay đồng nghiệp và họ cũng chưa thể hợp tác với những người khác trong một tập đoàn lớn. Trong bản tóm tắt về vấn đề nhân lực, Drucker đã phân tích và giải thích những thách thức đặt ra đối với những hướng đi phổ biến về cách tổ chức điều hành một tập đoàn.
Đường lối làm việc này của ông được giới kinh doanh trên thế giới tiếp nhận hết sức nhiệt tình, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ 20. Vào thời điểm này, những tập đoàn lớn đều đã phát triển dây truyền sản xuất hàng loạt cho năng suất cao và sản lượng lớn. Và giới kinh doanh bắt đầu nhận thấy vấn đề của mình, các nhà điều hành đều đã nghĩ rằng, họ tất nhiên là phải biết cách điều hành tập đoàn.
Chính Drucker đã chỉ ra cho họ thấy những lỗ hổng trong cách điều hành quản lý, những lỗ hổng mà có thể làm tập đoàn xuống dốc. Ông nhận ra rằng, phải thay đổi trong cách quản lý của nhà điều hành kinh doanh các tập đoàn vốn chỉ xuất phát từ những ý tưởng cổ hủ, những hướng đi bó hẹp, hay những bất hòa nội bộ. Vì thế, giải quyết được bài toán quan hệ trong điều hành quả là khó khăn.
Trong suốt cả sự nghiệp tư vấn, Drucker đã làm việc cho rất nhiều tập đoàn lớn hàng đầu như General Electric, Coca – Cola, Citicorp, IBM và Intel. Ông đã tư vấn cho rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh sáng giá như Jack Welch (GE); A.G. Lafley (Procter & Gamble), Andy Grove (Intel), John Bachmann (Edward Jones), Shoichiro Toyoda, chủ tịch danh dự của tập đoàn Toyota Motor và Masatoshi Ito, chủ tịch danh dự của hiệp hội Ito-Yokado, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới.
Mặc dù ông đã giúp cho khá nhiều giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn lớn trên thế giới thành công, song ông thật sự kinh ngạc khi Tạp chí Fortune công bố danh sách mức lương của 500 CEO hàng đầu của Mỹ. Một mức lương cao gấp hàng trăm lần so với mức lương trung bình của công nhân.
Chính sự thành công vượt xa mức mong đợi của ông trong tư vấn quản trị kinh doanh, ông đã được nhiều tổ chức chính phủ Mỹ, Canada và Nhật Bản mời làm chuyên gia tư vấn cao cấp. Không chỉ góp mặt với vai trò là tư vấn viên trong lĩnh vực kinh doanh hay cho chính phủ, ông còn đóng góp rất nhiều cho những tổ chức phi lợi nhuận như Nhóm cứu trợ, C.A.R.E, Hội chữ thập đỏ Mỹ, và Hội đồng bộ lạc Navajo Ấn Độ.
Ông chính là Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 – 11/11/2005), cha đỡ đầu của ngành quản trị hiện đại.
Sinh ra trong một gia đình viên chức cao cấp ở Áo – Hungari, mẹ là Caroline Bondi nghiên cứu trong ngành dược và cha Adolph Bertram Drucker là một luật sư, Druker thường xuyên được tiếp xúc với những buổi thảo luận về các ý tưởng mới của các chính khách cấp cao, nhà khoa học, nhà thông thái ngay từ nhỏ. Vì vậy, ông đã sớm được chắp cánh cho những ý tưởng và hoài bão của mình.
Từ triết lý cuộc sống về con người
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Dôbling Gymnasium, Drucker đã làm nhân viên trong Bưu điện Hapsburg của Vienna. Nhưng dường như, công việc tại một tỉnh lẻ không thể níu kéo, ông quyết định chuyển tới Hamburg, Đức. Công việc đầu tiên của ông chỉ là một người học việc trong một công ty chuyên kinh doanh vải cotton, sau đó làm một người viết báo cho tờ Ôsterreichische Volkswirt (Tạp chí Kinh tế Áo).
Drucker tiếp tục chuyển đến Frankfrut, nơi ông đã làm cho tờ Daily Frankfurter General-Anzeiger. Khi ở Frankfrut, năm 1931 ông đã lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Luật quốc tế và Luật dân sự của trường đại học Frankfut.
Drucker sớm lọt vào con mắt của nhà kinh tế học Áo – Joseph Schumpeter, một người bạn của cha ông, một người đã in dấu ấn rất sâu đậm vào Drucker về tầm quan trọng của sự đổi mới và óc tiến thủ. Ông cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ John Maynard Keynes, người mà ông đã từng nghe giảng ở Đại học Cambridge-Anh vào năm 1934.
Ông viết “Tôi đột nhiên nhận ra rằng Keynes và tất cả những sinh viên kinh tế lỗi lạc trong căn phòng này đều bị thu hút bởi cách ứng xử của hàng hoá trong khi tôi lại bị hấp dẫn bởi cách ứng xử của con người”.
Chính vì thế, hơn 70 năm sau đó, Drunker tập trung chủ yếu viết về mối quan hệ giữa con người với con người, trái ngược hẳn với những con số tính toán siêu tốc mà các cuốn sách về kinh tế hay làm.
Các cuốn sách của ông luôn tràn ngập những bài học về việc tổ chức như thế nào để có thể tìm ra được điểm mạnh nhất của con người, và những người như thế nào thì có thể đủ khôn ngoan giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh và nhân phẩm trong một xã hội hiện đại trong nhiều thể chế lớn.
Giống như những nhà văn trẻ khác, Drucker đặc biệt ưa thích viết về hai mảng chính, trong đó có một mảng theo trường phái triết học bảo thủ Đức Friedrich Julius Stahl và một mảng khác là “Người Do Thái – Câu hỏi trên đất Đức”, một thứ đã bị Phát xít Đức đốt cháy và cấm đoán.
Năm 1933, ông rời Đức đến Anh và làm việc cho một công ty bảo hiểm ở London. Sau đó ông làm chuyên gia kinh tế trưởng của một ngân hàng tư nhân. Drucker cũng đã liên lạc lại với Doris Schmitz, một người quen ở trường đại học Frankfrut và họ cưới nhau vào năm 1934. Sau này, Druker cùng vợ chuyển tới Mỹ sinh sống và lập nghiệp.
Chính tại đất Mỹ, ông trở thành một giáo sư đại học và cũng là một nhà văn nghiệp dư kiêm một chuyên gia tư vấn kinh doanh. Drucker không thích được mệnh danh là “Guru”, mặc dầu người ta thường xuyên gán cho ông biệt danh này với ý nghĩa “Cố vấn thông thái”. Nhưng ông lại tự nói về mình “Tôi đã được diễn thuyết trong rất nhiều năm, và từ mà chúng tôi hay dùng là “guru” chỉ bởi vì “charlatan – kẻ bịp bợm” là quá dài để thích hợp với một tiêu đề.
Năm 1943, Drucker chính thức trở thành công dân Mỹ. Ông giảng dạy tại trường Cao đẳng Bennington từ năm 1942 đến năm 1949, sau đó trở thành giáo sư quản lý ở trường Đại học New York từ năm 1950 đến năm 1971.
Cũng trong năm 1971, Drucker tới California, nơi mà ông phát triển một trong những chương trình đầu tiên đào tạo MBA tại trường Đại học Claremont Graduate (mà sau này được biết đến với cái tên trường trung học Claremont Graduate).
Từ năm 1971 cho đến khi qua đời, ông được gọi là giáo sư Clarke của khoa Khoa học xã hội và quản trị trường Đại học Claremont Graduate. Trường Đại học về quản trị này sau được đặt tên là trường Đại học Quản trị Peter F. Drucker trong sự tôn kính suốt từ năm 1987. Ông dạy lớp học cuối cùng tại trường vào mùa xuân năm 2002 ở tuổi 92.
Tới nghệ thuật quản trị
Sự nghiệp nghiên cứu về ngành kinh doanh của Peter Drucker thực sự được chắp cánh từ năm 1942, khi những tác phẩm đầu tay về chính trị và xã hội đã đưa ông tiếp cận với công việc nội bộ của Hãng General Motor (GM), một trong những tập đoàn lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó.
Những kinh nghiệm làm việc ở châu Âu để lại trong ông niềm đam mê nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền lực. Ông chia sẻ niềm đam mê của mình với Donaldson Brown, một trí tuệ bậc thầy luôn đứng sau trợ giúp cho ban lãnh đạo của GM.
Năm 1943, chính Brown đã mời ông vào tập đoàn làm chuyên viên phân tích khoa học xã hội trong khoảng 2 năm cho tập đoàn với chức danh “xây dựng chính sách”. Drucker đã có mặt tại tất cả các buổi họp, từ họp của Hội đồng quản trị, phỏng vấn nhân viên, phân tích sản phẩm tới quyết định các bước đi cho tập đoàn.
Cuốn sách “Ý tưởng của Tập đoàn”, một cuốn sách được cho là tập hợp mọi thành quả, đã được truyền bá qua một chuỗi tổ chức đa bộ phận của GM thông qua việc chắt lọc tư tưởng cốt lõi từ một loạt bài báo, tư vấn về tuyển dụng. Tuy nhiên, chính GM cũng quá bất ngờ trước ấn phẩm tài chính này.
Drucker đã từng gợi ý rằng Tập đoàn ôtô khổng lồ này có lẽ cần phải xem xét lại chính sách với người làm việc thâm niên, quan hệ với khách hàng, quan hệ đối tác, quan hệ nhân viên và hơn cả là mối quan hệ với cộng đồng.
Nhưng vào thời điểm đó, tư tưởng được ông đưa ra trong chính sách xây dựng quan hệ lại không được nội bộ lãnh đạo GM đánh giá tốt và không chấp nhận giải pháp này. Chủ tịch của GM, ngài Alfred Sloan, đã coi cuốn sách như không tồn tại, không bao giờ đề cập hoặc cho phép đề cập đến sự hiện diện của nó. Đây cũng là điều mà Drucker sau này vẫn luôn nhắc lại.
Với quan điểm người quản lý phải là một nhà nghệ thuật tự do, ông đã truyền đạt những kinh nghiệm quản lý của mình qua những bài học bằng nhiều phương pháp học thuật khác nhau từ sử học, xã hội học, vật lý học, tâm lý học, văn hoá cho đến tôn giáo. Ông cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực cá nhân, cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
Drucker luôn bị thu hút bởi hiệu quả làm việc của những người làm việc bằng trí óc hơn là bằng đôi tay. Ông cũng đã ngạc nhiên bởi rất nhiều nhân viên, họ hiểu về công việc của chính họ hơn là ông chủ hay đồng nghiệp và họ cũng chưa thể hợp tác với những người khác trong một tập đoàn lớn. Trong bản tóm tắt về vấn đề nhân lực, Drucker đã phân tích và giải thích những thách thức đặt ra đối với những hướng đi phổ biến về cách tổ chức điều hành một tập đoàn.
Đường lối làm việc này của ông được giới kinh doanh trên thế giới tiếp nhận hết sức nhiệt tình, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ 20. Vào thời điểm này, những tập đoàn lớn đều đã phát triển dây truyền sản xuất hàng loạt cho năng suất cao và sản lượng lớn. Và giới kinh doanh bắt đầu nhận thấy vấn đề của mình, các nhà điều hành đều đã nghĩ rằng, họ tất nhiên là phải biết cách điều hành tập đoàn.
Chính Drucker đã chỉ ra cho họ thấy những lỗ hổng trong cách điều hành quản lý, những lỗ hổng mà có thể làm tập đoàn xuống dốc. Ông nhận ra rằng, phải thay đổi trong cách quản lý của nhà điều hành kinh doanh các tập đoàn vốn chỉ xuất phát từ những ý tưởng cổ hủ, những hướng đi bó hẹp, hay những bất hòa nội bộ. Vì thế, giải quyết được bài toán quan hệ trong điều hành quả là khó khăn.
Trong suốt cả sự nghiệp tư vấn, Drucker đã làm việc cho rất nhiều tập đoàn lớn hàng đầu như General Electric, Coca – Cola, Citicorp, IBM và Intel. Ông đã tư vấn cho rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh sáng giá như Jack Welch (GE); A.G. Lafley (Procter & Gamble), Andy Grove (Intel), John Bachmann (Edward Jones), Shoichiro Toyoda, chủ tịch danh dự của tập đoàn Toyota Motor và Masatoshi Ito, chủ tịch danh dự của hiệp hội Ito-Yokado, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới.
Mặc dù ông đã giúp cho khá nhiều giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn lớn trên thế giới thành công, song ông thật sự kinh ngạc khi Tạp chí Fortune công bố danh sách mức lương của 500 CEO hàng đầu của Mỹ. Một mức lương cao gấp hàng trăm lần so với mức lương trung bình của công nhân.
Chính sự thành công vượt xa mức mong đợi của ông trong tư vấn quản trị kinh doanh, ông đã được nhiều tổ chức chính phủ Mỹ, Canada và Nhật Bản mời làm chuyên gia tư vấn cao cấp. Không chỉ góp mặt với vai trò là tư vấn viên trong lĩnh vực kinh doanh hay cho chính phủ, ông còn đóng góp rất nhiều cho những tổ chức phi lợi nhuận như Nhóm cứu trợ, C.A.R.E, Hội chữ thập đỏ Mỹ, và Hội đồng bộ lạc Navajo Ấn Độ.
Theo VnE
Bình luận (0)