Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Học phí cần phải phân theo cả vùng miền

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 của ngành giáo dục trong đó đặc biệt là vấn đề học phí đang được dư luận hết sức quan tâm. Các trường đều “chờ đợi trong hy vọng” đề án sẽ được Quốc hội phê duyệt trong thời gian tới. Còn dư luận cũng đang “nín thở” xem “thế cuộc” sẽ như thế nào. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng (ảnh), Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng đã đưa ra những suy nghĩ và lập luận của mình về vấn đề này.
Trường tôi hiện có 16.000 SV, mức học phí là 180.000đ/tháng/sinh viên. Một năm chúng tôi thu được khoảng gần 30 tỷ đồng tiền học phí và chúng tôi trả lương khoảng 40 tỷ đồng/năm. Nguyên tắc của trường là những môn học nào cần phải trang bị những thiết bị hiện đại, tiên tiến thì vẫn phải mua sắm. Còn những thiết bị nào tận dụng được thì vẫn phải tận dụng. Chúng tôi vẫn còn những thiết bị được Liên Xô tặng từ những năm 1959-1960. SV vẫn phải dùng vì chưa có điều kiện thay thế. Ngoài ra, để đảm bảo các SV đều được thực hành, chúng tôi phải chia theo ca. Các phòng thí nghiệm của trường đều hoạt động hết công suất.
Ở Trường ĐH Xây dựng vấn đề tài chính được công khai trước toàn trường. Không những thế, hàng năm đều có thanh tra tài chính, kiểm toán nhà nước xuống làm việc nên không có chuyện không minh bạch và không công khai trong các trường.
“Chúng ta ngủ dậy sau một đêm, giá xăng từ 12.000đ lên 19.000đ/l, giá điện cũng tăng, giá tiêu dùng cũng liên tục tăng, lương cơ bản từ năm 1998 là 120.000đ nay đã là 650.000đ. Tại sao học phí giữ từ năm 1998 đến nay?” ông Hùng lý luận.
Tôi nghĩ việc chia thành 7 nhóm ngành để thu học phí là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nên có thêm một yếu tố nữa đó là phân theo vùng. Những trường ĐH tại các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị… chắc chắn có mức sống thấp hơn những trường tại Hà Nội hay tại TP.HCM. Vì vậy, học phí ở những vùng đó nên thấp hơn, có thể cho dưới mức trần để giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời tăng cơ hội học tập tại các trường địa phương của SV. Đối với các trường ngoài công lập cũng cần có một cơ chế giám sát đầy đủ hơn.
Nghiêm Huê (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)