Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

PGS.TS Vũ Hải Quân: Ba kiến nghị để giải quyết năm thách thức về tự chủ đại học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tiến trình thc hin t ch ĐH Vit Nam thi gian qua gp năm thách thc ln, ch yếu liên quan đến tài chính ĐH. Nếu không có h thng gii pháp đng b s gii hn cơ hi tiếp cn giáo dc ĐH ca mt b phn sinh viên có hoàn cnh khó khăn cũng như s khiến các trưng chy theo đào to nhng ngành d tuyn, làm mt cân đi ngun nhân lc.


PGS.TS Vũ Hi Quân (Giám đc ĐH Quc gia TP.HCM) phát biu ti hi ngh trin khai nhim v năm hc 2023-2024 do B GD-ĐT va t chc

PGS.TS Vũ Hải Quân (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) đã có những nhận định trên, đồng thời nêu ra năm thách thức trong quá trình thực hiện tự chủ ĐH của Việt Nam và ba kiến nghị để giải quyết.

Nhiu kết qu tích cc

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã xác định đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết phát triển 6 vùng chiến lược, trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của các trường ĐH trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai các nghị quyết này. Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đã yêu cầu giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục – đào tạo. Trên tinh thần đó, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi năm 2018 đã cụ thể hóa chủ trương này.

Ông Quân đánh giá, hành trình tự chủ ĐH thời gian qua đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chất lượng đào tạo đã không ngừng được nâng cao, thể hiện qua: Số lượng công bố quốc tế và số lượng chương trình được kiểm định quốc tế tăng nhanh; số trường ĐH trên bảng xếp hạng quốc tế cũng tăng.

Ông Quân cho biết, tất cả các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều đã thực hiện tự chủ ĐH (tự chủ chi thường xuyên), sớm nhất là Trường ĐH Quốc tế từ năm 2008. Với quy mô trên 90 nghìn sinh viên; hơn 6.000 giảng viên, cán bộ phục vụ giảng dạy; 7 trường ĐH thành viên, ĐH Quốc gia TP.HCM được xem là hệ thống ĐH lớn nhất nước. Chỉ tính riêng vùng Đông Nam bộ, hiện có tổng số 37.572 sinh viên đang theo học tại đây, trong đó, nhiều nhất là TP.HCM với 24.140 sinh viên. 

ĐH Quốc gia TP.HCM hiện đang nằm trong top 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới; có 9 nhóm ngành được xếp hạng cao, trong đó cao nhất là top 50-100 cho ngành kỹ thuật dầu khí; ngành kỹ thuật điện và điện tử đạt top 301-350, ngành kỹ thuật hóa học top 401-420, ngành khoa học môi trường top 401-450, ngành khoa học máy tính và hệ thống thông tin top 451-500 và ngành hóa học đạt top 601-630.

Đến nay, ĐH Quốc gia TP.HCM đã có 126 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Năm 2022, ĐH này đã công bố gần 2.400 bài báo quốc tế trong danh mục Scopus, chiếm hơn 12% tổng số công bố của cả nước; là cơ sở giáo dục ĐH và nghiên cứu có số công bố quốc tế nhiều nhất.

Ba kiến ngh đ gii quyết năm thách thc ln

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Quân cho rằng, tiến trình thực hiện tự chủ ĐH ở Việt Nam thời gian qua đã gặp năm thách thức lớn, chủ yếu liên quan đến tài chính ĐH. Nếu không có hệ thống các giải pháp đồng bộ, sẽ giới hạn cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của một bộ phận không nhỏ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng như sẽ khiến các trường ĐH chạy theo đào tạo những ngành dễ tuyển sinh, làm mất cân đối nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển quốc gia.

Năm thách thức trong tiến trình tự chủ bao gồm: Nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí; chính sách cho sinh viên vay còn rất hạn chế, kể cả đối tượng, quy trình thủ tục, định mức và thời hạn vay; một số quy định về pháp luật còn chưa đồng bộ, chưa thúc đẩy tự chủ ĐH; mất cân đối trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, có ít sinh viên chọn ngành khoa học, kỹ thuật công nghệ bao gồm cả bậc sau ĐH; niềm tin của xã hội đối với giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng.

Để giải quyết năm thách thức trên, ông Quân nêu 3 kiến nghị. Thứ nhất, tăng đầu tư của Nhà nước cho giáo dục ĐH. Bên cạnh nguồn đầu tư chiều sâu cho cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cần quan tâm đầu tư trực tiếp cho con người thông qua các đề tài, dự án. Thực tế các phòng thí nghiệm chỉ hoạt động hiệu quả khi được vận hành bởi những nhà khoa học giỏi.

“Nhà nước cần có lộ trình điều tiết ngân sách Nhà nước đối với các trường ĐH tự chủ theo hướng chỉ dừng cấp ngân sách chi thường xuyên sau khi trường ĐH đã tự chủ xong một chu kỳ đào tạo (4-5 năm). Trong trường hợp chưa tăng được học phí, Nhà nước nên cấp bù phần ngân sách chưa được tăng” – ông Quân đề xuất.

“Giáo dc phi đưc đ v trí ưu tiên cao nht nếu mt quc gia mun thnh vưng. Ưu tiên phát trin giáo dc, coi vic “trng ngưi” là nhim v cơ bn; nâng cao trình đ khoa hc – công ngh, đi mi sáng to chính là chìa khóa đ đt đưc mc tiêu xây dng quc gia sáng to, dân ch, giàu có và bn sc”, PGS.TS Vũ Hi Quân.

Đồng thời, ông cũng cho rằng, cần sớm hoàn thiện các thể chế, chính sách pháp luật để thúc đẩy hợp tác PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư), nghiên cứu chuyển giao khoa học – công nghệ, thúc đẩy văn hóa hiến tặng…

Thứ hai, Nhà nước cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tín dụng sinh viên; điều chỉnh mức cho vay nhằm đảm bảo để sinh viên có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí; giảm mức lãi suất cho vay đối với sinh viên là 3-4%/năm hoặc chia theo lộ trình trong thời gian đi học được áp dụng lãi suất vay ưu đãi là 3-4%/năm; sau khi tốt nghiệp sẽ áp dụng lãi suất cao hơn.

Nhà nước cũng cần điều chỉnh thời gian vay tối thiểu 15 năm hoặc gấp 3 lần thời gian học. Ví dụ, học 4 năm được vay và trả nợ vay tối đa là 12 năm; học 7 năm tối đa là 21 năm. Đồng thời nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành chính sách tín dụng cho vay thương mại dành cho sinh viên.

Thứ ba, Nhà nước tăng đặt hàng đào tạo, nghiên cứu. Theo ông Quân, kinh tế thị trường nhưng giáo dục vẫn cần sự điều tiết, cần vai trò dẫn dắt của Nhà nước trong việc gắn đào tạo và nghiên cứu với các nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng. Điều này giúp tạo ra sự hài hòa trong nhu cầu của người học, chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong tương lai gần và tránh “khủng hoảng thừa”, “khủng hoảng thiếu”.

Các ngành được đề xuất đặt hàng đào tạo sẽ thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa – nghệ thuật và một số lĩnh vực khác như nông – lâm nghiệp, địa chất, hải dương học. “Nếu không thực hiện điều này, trong tương lai gần, chúng ta sẽ thiếu hụt nhân lực trình độ cao, thiếu hụt nhà khoa học đầu ngành; tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ bị chậm lại, khó phát triển kinh tế – văn hóa…” – ông Quân nhấn mạnh.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)